18:00 ngày 18/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xét xử vụ HH Phương Nga: Nhân chứng Nguyễn Mai Phương không thể làm người giấu mặt!

18:38 27/06/2017

(THPL) - Chiều 27/6, nhân chứng Nguyễn Mai Phương đã xuất hiện và được tòa cho trả lời thẩm vấn từ phòng cách ly, cuộc thẩm vấn được truyền tải qua hệ thống loa âm thanh. Tuy nhiên, ông Vũ Phi Long, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM cho rằng, nhân chứng Nguyễn Mai Phương không thể làm người giấu mặt. Tòa phải làm thủ tục công khai, nhân chứng trả lời công khai những gì mình biết liên quan đến vụ án.

Chiều 27/6, phiên xử Trương Hồ Phương Nga (30 tuổi) và Nguyễn Đức Thùy Dung (30 tuổi) về cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Cao Toàn Mỹ với số tiền 16,5 tỷ đồng tiếp tục được thẩm vấn.

Bị cáo Phương Nga. Ảnh: VnExpress

Đúng 14h10 phiên tòa bắt đầu. Nhân chứng Nguyễn Mai Phương đã xuất hiện và được tòa đưa vào phòng kín để trả lời chất vấn qua hệ thống phát thanh.

Bà Mai Phương cam kết trước tòa trả lời đúng sự thật. Chủ tọa hỏi có quan hệ thế nào với bị cáo Phương Nga, nhân chứng nói chỉ là "bạn bè bình thường không thân thiết từ năm 2013".

Bà cho biết, khoảng giữa năm 2012-2014, Nga đến chơi và kể về việc bị một người bạn kiện về tiền bạc. "Cô ấy kể tôi nghe rất nhiều. Nga nói có làm ăn chung với ông Mỹ, đã trả hết tiền - việc này có một số người trong showbiz biết - nhưng ông ta tiếp tục kiện nên rất bức xúc. Tôi biết làm gì để giúp cho cô ấy", giọng bà Mai Phương chậm rãi.

"Tôi chưa bao giờ gặp Cao Toàn Mỹ, có biết Dung nhưng không quen", bà trả lời tòa. Còn đối với Lữ Minh Nghĩa, bà Mai Phương khai chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp, theo VnExpress.  

Hai bị cáo Phương Nga và Thùy Dung tại tòa ngày 27/6. Ảnh: Dân trí

Tiếp đó, bà Phương cho biết Phương Nga nhờ một số phóng viên báo chí, bạn trai cũ trong showbiz làm nhân chứng cho Nga là đã trả tiền cho ông Mỹ. Ngoài ra, bà Phương còn cho hay Phương Nga cũng có nhờ mình làm nhân chứng nhưng bà không đồng ý. Người này khai vì lý do bà từ chối làm chứng giúp Phương Nga nên bị hoa hậu khai rằng có dính líu tới sự việc.

Tôi nghe Phương Nga nói đang làm địa ốc trong công ty của bạn trai, làm người mẫu, làm MC… chứ không nghe nói về quan hệ tình cảm”, bà Mai Phương nói.

Trước tố cáo của Phương Nga và Thùy Dung cho rằng bà Mai Phương dẫn dắt lời khai thì người này phủ nhận.

Qua hệ thống loa phát thanh, bà Nguyễn Mai Phương bất ngờ tố cáo ngược lại: "Năm 2015, mẹ Nga có đưa số tiền 50 triệu đồng cho một quản giáo để thông cung, tôi có đi theo và ghi âm lại cuộc giao dịch. Tôi chưa bao giờ đưa lên cơ quan điều tra, giờ buộc lòng tôi phải nói ra tất cả”, bà Mai Phương phản pháo.

Tiếp tục phiên tòa, luật sư đại diện của Phương Nga đưa ra câu hỏi: "Bà có liên lạc với bà Hồ Mai Phương - mẹ của Phương Nga qua thư từ, tin nhắn viber không? Có gửi cho bà Hồ Mai Phương những hình ảnh về bản tường trình của Lữ Minh Nghĩa cũng như hình ảnh bức thư viết trên nilong mà Nghĩa gửi cho bà không?"

Bà Nguyễn Mai Phương đáp: "". Trong lúc này, ở dưới khán phòng rộ lên những tràng pháo tay, phải có lời nhắc nhở của Hội đồng xét xử.

Theo lời khai của bà Nguyễn Mai Phương, những chứng cứ mà người phụ nữ này dùng để liên lạc qua lại với mẹ của Phương Nga là do người khác gửi. Tuy nhiên tại tòa, bà Nguyễn Mai Phương cho rằng không nhớ được người gửi những hình ảnh đó cho mình là ai, cũng không cung cấp được bằng chứng chứng minh là những tài liệu chứng cứ đó nhận được từ người khác.

Tiếp tục chất vấn, LS hỏi: “Có bao giờ bà trao đổi với mẹ bị cáo Nga về chạy án hay không?. Bà Phương trả lời: “Tôi chỉ nhắc lại chuyện đó khi bà Hồ Mai Phương nói về chạy án nhưng tôi không quen biết ai làm bên pháp luật để chạy án”.

Bà Nguyễn Mai Phương tiếp tục: “Thưa LS, việc chạy án là do mẹ bị cáo Nga nói trước và tôi chỉ nói lại là “đúng rồi, cô đi gặp họ đi”. Và khi bà Hồ Mai Phương nhắc đến tên người nào đó thì tôi tìm trên Google và chỉ số điện thoại, chỉ địa chỉ cho bà Hồ Mai Phương thôi.

Bà Hồ Mai Phương cũng khai thêm: “Tôi được bà Nguyễn Mai Phương cho xem 4 bức thư của Dung qua viber nhưng do tôi không đọc được nên bà Mai Phương cùng con gái đến gặp tôi, đưa bức thư cho tôi xem. Tôi hỏi sao biết đây là thư của Dung. Thì bà Mai Phương nói thư đó là chính xác vì do chính quản giáo đưa ra và tất cả đã được sắp đặt”.

Bà Hồ Mai Phương cũng trình bày bà Nguyễn Mai Phương chủ động tiếp xúc với mình khoảng 1 tháng sau khi Nga bị bắt. “Cô ấy còn cho tôi số điện thoại của của một số người trong ngành Tư pháp và chỉ tôi đi gặp”, bà Hồ Mai Phương khai.

Bà Nguyễn Mai Phương phản bác rằng chính bà Hồ Mai Phương chủ động liên lạc với mình, nói rằng có nhận được thư của Dung từ Nghĩa, nhưng vì không đọc được nên muốn gặp bà (Nguyễn Mai Phương - PV) để nhờ đọc dùm, dịch dùm.

Sau khi không ai xét hỏi nhân chứng Nguyễn Mai Phương, HĐXX thông báo sẽ không thực hiện lệnh áp giải với bà Mai Phương ở những phiên toà sau. Đồng thời, chủ tọa thông báo vụ án khá căng thẳng nên ngày 28/6, tòa sẽ tạm nghỉ; ngày 29/6 sẽ tiếp tục xét xử.

Về việc nhân vật bí ẩn - bà Nguyễn Mai Phương, người làm chứng của vụ án, đã yêu cầu được ngồi trong phòng kín khi trả lời tòa và không cho (báo chí) ghi hình bà. Ông Vũ Phi Long, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM cho biết trên báo Pháp luật TP.HCM:

Nhân chứng Mai Phương có quyền yêu cầu tòa có biện pháp bảo vệ mình khi ra tòa trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ án. Đối với yêu cầu được ngồi trong phòng kín thực hiện thẩm vấn, đối chất bằng âm thanh qua micro, theo tôi tòa không thể chấp nhận. Yêu cầu này tôi chưa từng gặp trong suốt quá trình hơn 30 năm làm công tác xét xử.

Khi nhân chứng trả lời các câu hỏi, tòa có thể cách ly các bị cáo, để nhân chứng trả lời HĐXX và những người tham gia tố tụng khác.

Tuy nhiên, việc thẩm tra lý lịch nhân chứng, cam kết khai báo trung thực, thực hiện việc đối chất, trả lời phải được công khai tại tòa. Nếu không thì làm sao những người tham gia tố tụng khác có thể xác định được đây chính là cô Mai Phương thật, nhân vật mà mấy hôm nay xuất hiện nhiều trong lời khai của các bị cáo và những người được tòa triệu tập khác.

Do đó, nhân chứng Mai Phương không thể làm người giấu mặt. Tòa phải làm thủ tục công khai, nhân chứng trả lời công khai những gì mình biết liên quan đến vụ án.

Nhân chứng Mai Phương đã có lệnh dẫn giải của tòa vì không đến tòa theo giấy triệu tập. Tức là cũng không còn quyền lựa chọn hay đề nghị về khai báo riêng, mọi lời khai phải được công khai cho mọi người biết.

Riêng về hình ảnh, chủ tọa nếu xét thấy cần thì có thể yêu cầu không chụp ảnh. Tuy nhiên, mọi người tham gia tố tụng đều phải được đối xử công bằng. Mấy ngày qua, việc chụp ảnh công khai đăng báo đối với bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác đều đã được thực hiện mà không cần hỏi. Báo chí tác nghiệp và sử dụng hình ảnh tuân thủ Luật Báo chí và pháp luật liên quan quyền hình ảnh là được”.

Hoàng Quỳnh (T/h) 

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu