12:16 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xây dựng đạo đức doanh nhân Việt Nam và văn hóa kinh doanh

08:19 13/10/2023

(THPL) - Ngày 13/10 hàng năm được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.

Doanh nhân là tầng lớp xã hội xuất hiện và tồn tại cùng với sản xuất hàng hóa và thị trường; là những người chủ doanh nghiệp, trực tiếp đóng thuế cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Cách đây 78 năm, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương Việt Nam và 19 năm trước, ngày 20/9/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Biểu trưng của danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu

Những năm qua, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, phát huy tốt vai trò của mình, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước; nhiều tỷ phú Việt Nam đã vươn tầm thế giới như ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Trần Bá Dương (Thaco), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan Group), ông Trần Đình Long (Hòa Phát Group)...

Nhưng bênh cạnh đó, cũng có không ít doanh nhân kinh doanh không liêm chính, lừa đảo…để rồi vướng vòng lao lý, để lại những hệ quả khó lường. Do vậy, việc xác định, xây dựng và thực hành các chuẩn mực đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh tiến bộ vừa có ý nghĩa quốc gia, vừa có ý nghĩa với doanh nghiệp, đồng thời là nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nếu không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì doanh nhân hay doanh nghiệp đó không thể phát triển bền vững, lâu dài.

Hội thảo "Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới". Ảnh nhandan.vn

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công từng nhận định: Doanh nhân, với vai trò là người thủ lĩnh của doanh nghiệp, là chủ thể mang tính hạt nhân quyết định, thúc đẩy hình thành và định hình văn hóa doanh nghiệp, từ đó hình thành văn hóa kinh doanh của cả cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh cần bắt đầu từ đạo đức doanh nhân, đây vừa là nhiệm vụ có tầm chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách của giới doanh nhân Việt Nam.

Đạo đức doanh nhân thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, minh bạch các thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp của mình, luôn nói không với tiêu cực; trách nhiệm xã hội, đồng hành cùng xã hội, phát huy trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh nghiệp.

Từ năm 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố và phát động thực hiện sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Từ đó các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức văn hóa kinh doanh cho lãnh đạo, nhân viên và người lao động về tầm quan trọng, vai trò của văn hóa kinh doanh và kiến thức về văn hóa kinh doanh đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đỗ Khuyến

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu