15:12 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Vú sữa Tiền Giang xuất sang Hoa Kỳ

10:38 22/12/2017

(THPL) - Ngày 26/12, tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức lễ công bố lô hàng vú sữa Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim là 1 trong 7 loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang, là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và đã đươc cấp nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

Theo báo Công an nhân dân, sau 10 năm đàm phán, Hoa Kỳ đã chấp nhận nhập khẩu trái vú sữa tươi của Việt Nam, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tiền Giang đã khẩn trương xác định vùng trồng, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn bao trái và lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đến nay, tổng diện tích trồng vú sữa được chọn để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là 56,34ha, với 177 hộ gồm xã Hữu Đạo, Bàn Long, Phú Phong, Long Hưng (huyện Châu Thành) và xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy).

cach-chon-vu-sua-ngon
Sau khi Hoa Kỳ cho phép trái vú sữa Việt Nam được nhập khẩu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tiền Giang đã khẩn trương xác định vùng trồng, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn bao trái và lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Để thực hiện chuyến hàng đầu tiên mang nhiều ý nghĩa này, Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Cát Tường cũng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ trái vú sữa với đại diện tổ hợp tác, HTX các xã Mỹ Long (13,58 ha), xã Hữu Đạo (10,1 ha) và xã Long Hưng (10,96 ha); Công ty TNHH Đại Lâm Mộc đã ký hợp đồng tiêu thụ trái vú sữa với tổ hợp tác xã Bàn Long (10,7ha).

HTX Mỹ Tịnh An cũng đã đến xã Phú Phong (huyện Châu Thành) xác định vùng trồng và thực hiện các thủ tục bắt buộc để cấp mã số 11ha, với 43 hộ.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, tỉnh hiện có hơn 450 ha vú sữa và được trồng tập trung ở 2 huyện Châu Thành, Cai Lậy và TX. Cai Lậy; trong đó, diện tích vú sữa cho trái trên 432 ha (vú sữa Lò Rèn 392 ha, vú sữa nâu 40 ha). 

Nhằm khôi phục và phát triển bền vững cây vú sữa Lò Rèn – một đặc sản trái ngon nổi tiếng hàng trăm năm nay tại Tiền Giang, với diện tích chuyên canh có lúc lên gần 4.000ha, ngành Nông nghiệp Tiền Giang đang tích cực đầu tư cải tạo, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kết hợp tập huấn khuyến nông, chuyển giao quy trình canh tác tiên tiến cho nông dân chuyên canh.

Với những vườn trồng mới, nông dân dân được khuyến cáo phải bảo đảm các khâu thiết kế vườn, quy trình kỹ thuật lên liếp, chọn giống tốt, mật độ trồng, tỉa cành tạo tán và tỉa thưa trái trong suốt thời gian từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch.

Ông Đoàn Văn Sang, Giám đốc công ty  Cát Tường cho biết: "Doanh nghiệp đang tập trung cao độ cho việc xuất khẩu lô hàng vú sữa đầu tiên. Hiện công ty đã chọn vùng nguyên liệu, đưa cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn nông dân, theo dõi thường xuyên vùng trồng và đang hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục mà phía Hoa Kỳ yêu cầu".

Phát biểu xung quanh vấn đề trái vú sữa xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cho rằng: "Việc xuất khẩu vú sữa vào thị trường Hoa Kỳ phải tính đến vấn đề duy trì lâu dài. Trước đây, chúng ta đã từng thất bại trong việc xuất khẩu vú sữa ra thị trường nước ngoài thì lần này không để lặp lại nữa. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải tạo được vùng nguyên liệu và phải hỗ trợ cho nông dân trong việc canh tác cũng như thu mua. Một số doanh nghiệp trước đây chỉ chọn mua những trái đạt chất lượng, đẹp để xuất khẩu, còn hàng thừa thì bỏ mặc nông dân giải quyết nên liên kết giữa họ đã thất bại. Nguồn hàng xuất khẩu sau đó cũng không có cho doanh nghiệp duy trì cung ứng cho đối tác".

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu