Vụ heo bơm nước tuồn vào TP.HCM: Chi Cục Thú y "đổ lỗi" cho năng lực giết mổ
(THPL) - Trước thực trạng heo bơm nước từ các cơ sở giết mổ ở Long An tuồn vào TP.HCM tiêu thụ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Long An đã phê bình, khiển trách nhiều nhân viên thú y khi để thịt heo bơm nước và heo chết ra thị trường. Trong khi đó, Chi Cục Thú y TP.HCM không những không nhận trách nhiệm mà còn gây lo lắng cho người tiêu dùng khi tỏ ra "bất lực" với heo bơm nước khi nguồn heo này tuồn vào TP.HCM ngày càng nhiều (?).
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới
Liên tiếp trong mấy ngày qua, nhiều chủ cơ sở giết mổ heo trên địa bàn TP.HCM tỏ ra bức xúc trước phát ngôn gây sốc của ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, khi cho rằng 13 cơ sở giết mổ heo tập trung của TP.HCM không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ khoảng 10.000 con heo mỗi ngày. Và cho đây là nguyên nhân để heo bơm nước từ các tỉnh có cơ hội tuồn vào TP.HCM để tiêu thụ. Cụ thể, ông Thảo gây hiểu nhầm khi cho rằng 13 cơ sở này mỗi ngày chỉ giết mổ 7.800 con! Còn hơn 2.200 con heo được tuồn từ ngoài tỉnh về. Dù đây không không phải đây là công suất giết mổ tối đa của 13 cơ sở này.
Sở dĩ có những phản ứng này là vì từ trước đến nay, heo bơm nước luôn "tìm lối đi riêng", không một chủ hàng nào dại dột đưa heo bơm nước vào các cơ sở giết mổ tập trung có sự giám sát chặt chẻ của lực lượng thú y trên địa bàn thành phố để giết mổ rồi phải đối diện với nhiều nguy cơ bị phát hiện, thu hồi và tiêu hủy.
Qua tìm hiểu, hiện với lượng heo 2.200 con đang mổ ở các nơi khác này, nếu tính ra thì cơ sở giết mổ Vissan và Bình Tân dư công suất để đáp ứng số lượng heo này. Ví dụ, công suất giết mổ hiện nay của Vissan là 2000 con, nhưng hiện tại cơ sở này chỉ giết mổ từ 1000 – 1100 con/ngày. Cơ sở Bình Tân có công suất 1500 con/ngày nhưng hiện tại cơ sở này chỉ hoạt động giết mổ với 500 con /ngày. Chưa kể đến những cơ sở khác ở Củ Chi và quận 12…
Không đề cập nhiều đến năng lực, thực trạng công suất hoạt động giết mổ ở phần lớn các lò hiện nay, đặt biệt là các lò giết mổ tập trung thực hiện nghiêm túc trong khâu truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch nghiêm ngặt... Thay cho lý giải heo bơm nước được tuồn từ Long An vào TP.HCM tiêu thụ nhiều trong thời gian qua! Câu hỏi được đặt ra, vì sao phần lớn heo được giết mổ tại các lò Long An lại có nguồn từ các tỉnh thuộc khu vực miền Đông, thậm chí các tỉnh phía Bắc? Tại sao số lượng heo này không vào trực tiếp TP.HCM giết mổ và tiêu thụ để giảm chi phí mà phải xuống tận Long An giết mổ rồi mang ngược về TP.HCM để tiêu thụ?
Điển hình, cơ sở giết mổ tại quận Bình Tân có vị trí nằm gần chợ đầu mối Bình Điền nhưng từ trước đến nay các thương lái gần như rất ngại chọn giết mổ ở cơ sở này, chấp nhận tăng chi chí để đưa heo về đến Long An giết mổ? Phải chăng, các cơ sở giết mổ tại Long An rất dễ dãi trong vấn đề sử dụng heo bơm nước, nên thương lái mới tập trung về đây? Lý giải được thực trạng này, Chi cục thú y TP. HCM mới có thể đổ lỗi cho 13 cơ sở giết mổ không đủ công suất rồi khi tạo điều kiện cho cơ sở Xuân Thới Thượng được giết mổ thủ công, bất chấp đề án quy hoạch của thành phố - đóng cửa tất cả các cơ sở giết mổ thủ công.
Bên cạnh những phản ứng gay gắt, cũng có luồng dư luận tỏ ra "cảm thông" với phát ngôn của ông Thảo khi cho rằng, chủ đích trong phát ngôn của ông Thảo mới đây không nhằm chê bai năng lực giết mổ của các lò giết mổ hiện nay của thành phố, cũng không phải bất lực trước thực trạng heo bơm nước tuồn vào thành phố và càng không phải là nhận định phương án quy hoạch khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của UBND TP.HCM có dấu hiệu không khả thi... Theo đó, mục đích chính của phát ngôn chỉ nhằm đưa ra lý do để "xé rào" cho một cơ sở giết mổ đang đầu tư xây dựng không bỏ lở dịp cao điểm cuối năm được phép tham gia giết mổ.
Rõ ràng hơn khi ông Thảo khẳng định, để nhân dân TP.HCM sử dụng thịt heo an toàn thì tốt nhất nên giết mổ tại các cơ sở trên địa bàn TP. Từ lý do này, ông Thảo "mở đường", trước thực trạng heo bơm nước từ Long An đưa vào TP.HCM tiêu thụ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) có thể xin ý kiến Sở NN&PTNT, Sở Công Thương TP.HCM cho phép hoạt động dây chuyền giết mổ heo bán công nghiệp trong thời điểm trước tết.
Cũng theo ông Thảo: “Theo thiết kế, nhà máy Xuân Thới Thượng sẽ là nhà máy công nghiệp hiện đại với công suất giết mổ khoảng 3000 con/ngày và đang trong quá trình hoàn thiện”. Theo quyết định 2032/QĐ- UBND ngày 25/4/2016 về phê duyệt phương án “quy hoạch hệ thống giết mổ Gia súc, gia cầm trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến 2025”. Vậy việc nhà máy này đăng ký xây dựng theo hình thức giết mổ công nghiệp hiện đại, nay lại quay trở lại giết mổ bán công nghiệp – giết mổ theo hình thức thủ công hiện hữu liệu có đúng quy trình không?
Tại sao trong khi các lò khác đã và đang trong quá trình bị đóng cửa thì lò Xuân Thới Thượng lại được ưu ái như vậy ?. Và nếu như lò giết mổ này được phép hoạt động, thì có phải đề án quy hoạch trên đành chết trên giấy khi mà các các cơ quan chức năng tạo ra nó và cũng chính tay “giết” nó?
TP. HCM đề ra phương án quy hoạch cơ sở giết mổ đã nhiều năm nay, đến năm 2016 mới bắt đầu thực hiện, nhưng chỉ vì sự ưu ái dành cho Xuân Thới Thượng mà đề án này chững lại cũng như việc mất công bằng dành cho các doanh nghiệp khi mà họ bỏ ra một số tiền rất lớn để đầu tư hệ thống cơ sở giết mổ công nghiệp, nhưng các cơ quan đầu tàu lại gợi ý cho lò bán công nghiệp được hoạt động thì như vậy có đúng ?.
Liên quan đến trách nhiệm của lực lượng thú y trong việc ngăn chặn heo bơm nước từ Long An tuồn vào TP.HCM, hầu như ngày nào cơ quan thú y tại chợ đầu mối Bình Điền cũng phát hiện thịt heo bơm nước từ Long An tuồn vào. Trong năm 2016, riêng tại chợ Bình Điền đã có 108 trường hợp heo bơm nước có nguồn gốc từ tỉnh Long An đưa vào tiêu thụ. Và gần đây tình trạng tương tự tiếp tục tăng, vậy trách nhiệm của Chi Cục Thú y TP.HCM ở đâu khi thực trạng heo bơm nước có nguy cơ nhiễm vi sinh gây ngộ độc như Salmonella, E. Coli, Staphylococcus… tiếp tục đe dọa đến sức khỏe của người dân thành phố?
Phước Hải
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt