Việt Nam tăng xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Ấn Độ
(THPL) - Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 20,3 triệu USD trong 4 tháng qua.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị với vị trí ứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi.
Theo thống kê từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 4/2024 đạt 1.480 tấn với kim ngạch đạt hơn 7 triệu USD, tăng mạnh 48,3% so với tháng trước. Cũng trong tháng 4, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng và tăng đến 60% so với tháng trước.

Tinh chung 4 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 3.915 tấn hoa hồi với tổng kim ngạch đạt 20,3 triệu USD. Trong đó, Ấn Độ và Mỹ là 2 thị trường xuất khẩu chính với lần lượt 2.409 tấn và 295 tấn.
Hiện nay sản phẩm quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Trung Đông (UAE, Pakistan), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu - EU. Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam chiếm lần lượt khoảng 50% và 25% tỷ trọng.
Ấn Độ tiêu thụ sản phẩm quế, hồi hàng đầu thế giới cũng là nước sản xuất dược liệu lớn. Hiện Việt Nam thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu quế, hồi. Việt Nam là quốc gia cung cấp mặt hàng quế lớn nhất cho thị trường này. Riêng năm tài chính 2022 - 2023 Việt Nam đã xuất khẩu 32.650 tấn quế, chiếm 85% lượng quế nhập khẩu của Ấn Độ.
Quế Việt Nam được ưa chuộng tại Ấn Độ do hàm lượng tinh dầu tốt, có hương vị đặc trưng. Mặt khác, lợi thế để xuất khẩu sản phẩm này sang Ấn Độ là nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ. Đặc biệt, với dân số đông, Ấn Độ có dải nhu cầu của thị trường rất lớn về quế, hồi, dược liệu.
Trong năm 2023, nước ta thu về 83 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi, sản lượng đạt 16.136 tấn. Giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 6.376 USD/tấn. Trong cả năm 2023, Ấn Độ và Trung Quốc giữ vai trò là 2 thị trường lớn nhất với 7.860 tấn và 4.116 tấn, lần lượt chiếm 48,7% và 25,5% thị trường xuất khẩu.
Đến nay, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến quế và cây dược liệu của Việt Nam đã dần chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững theo hướng giảm dần các sản phẩm thô, canh tác truyền thống, tăng cường sản phẩm chế biến chuyên sâu có giá trị cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tuấn Long (t/h)
Tin khác
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh giả quy mô lớn
Quảng Ninh: Tiếp nhận hơn 4,4 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào Trung Quốc
Cả nước bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng từ ngày mai
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 17/4
Nữ sinh thủ khoa 3 lần và niềm đam mê giải quyết các vấn đề xã hội
(THPL)- Đạt hơn 28 điểm thi đại học, ít ai biết rằng cô bạn lại lựa chọn thi cả 2 khối D78 và C00, tức bao gồm 6 môn thi tổ hợp. Nguyễn Bích...15/04/2025 14:39:00Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt...16/04/2025 16:22:44Thanh Hóa: Án chung thân cho môi giới bất động sản lừa đảo hơn 81 tỷ đồng
(TH&PL) - “Nổ” có nhiều mối quan hệ quen biết rồi đưa ra những thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 36 nạn nhân...16/04/2025 18:04:39Chính phủ cho ý kiến với 6 dự án luật, nghị quyết để trình Quốc hội
(THPL) - Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với 06 dự án luật, nghị quyết để trình Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ...16/04/2025 16:19:00