Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh
(THPL) - Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, việc đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chất lượng môi trường không chỉ là trách nhiệm trong thực thi các hiệp định mà còn giúp hàng hóa của Việt Nam rộng đường xuất khẩu và hưởng những ưu đãi về thuế với các điểm cộng như: Sản xuất xanh, bền vững, thân thiện với môi trường…
Tin liên quan
Bình quân mỗi tháng có khoảng 15 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Người "thổi hồn" vào những bông hồng bất tử
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ Việt Nam
Người nông dân làm giàu từ nghề “luyện” siêu phẩm hoa hồng
Nghệ nhân cuối cùng của làng nghề truyền thống Ông Hảo
» Khai mạc “Diễn đàn và Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu” năm 2023
» Xuất khẩu thủy sản còn đối mặt nhiều thách thức, dự kiến phục hồi từ quý III/2023
» SPS Việt Nam cảnh báo giả mạo “Giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc”
Tại diễn đàn Đẩy mạnh liên kết hướng đến xuất khẩu xanh với chủ đề “Liên kết mạnh - Xuất khẩu xanh” do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp cùng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức vào chiều 25/5 đã đặt ra nhiều vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, những tháng đầu năm 2023, mặc dù thế giới ghi nhận 1 số dấu hiệu phục hồi tích cực so với năm 2022. Tuy nhiên, tại Việt Nam quý 1 ghi nhận nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều dự báo cho rằng khoảng quý IV, kinh tế sẽ có những tín hiệu tích cực, song thực tế các doanh nghiệp hiện nay vẫn rất khó khăn, thậm chí khó khăn hơn cả giai đoạn Covid-19 bùng phát do rất nhiều yếu tố, kể cả về đại dịch, cả về biến động địa chính trị.
Hiện nay nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30 – 40% lượng đơn hàng. Điều này dẫ tới việc cắt giảm lao động tại các nhà máy, các doanh nghiệp. Đáng nói, thực trạng này đang diễn ra ở khá nhiều doanh nghiệp.
Những thị trường truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… có những tín hiệu khả quan. Song so với trước đây vẫn có những tác động nghiêm trọng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh nhu cầu sụt giảm, những thị trường này ngày càng có yêu cầu cao về các yếu tố bền vững, cả về môi trường, xã hội, kinh tế trong toàn chuỗi cung ứng của sản phẩm. Điều này tạo nên thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá “Liên kết mạnh – xuất khẩu xanh là chủ đề trúng trong bối cảnh Việt Nam cần tăng trưởng xuất khẩu. "Trong giai đoạn khó khăn nhất hiện nay thì rất cần phải liên kết. Song liên kết để xuất khẩu mặt hàng nào, xuất khẩu như thế nào? Đây là vấn đề chúng ta cần thảo luận và làm rõ”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Thứ trưởng cũng đề nghị các chuyên gia, nhà kinh tế cần đánh giá phân tích để xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay.
Có mặt tại diễn đàn, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trước sức ép của tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… thế giới đang đứng trước những xu hướng mới, nếu không theo kịp doanh nghiệp Việt sẽ tụt hậu và bị loại khỏi cuộc chơi. Do đó, việc đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chất lượng môi trường không chỉ là trách nhiệm trong thực thi các hiệp định mà còn giúp hàng hóa của Việt Nam rộng đường xuất khẩu và hưởng những ưu đãi về thuế với các điểm cộng như: Sản xuất xanh, bền vững, thân thiện với môi trường…
Tương tự, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đưa ra ví dụ điển hình ở ngành dệt may. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới nhờ vào việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tận dụng tốt đơn hàng xuất khẩu… Tuy nhiên, trong năm 2023, Bangladesh rất có thể sẽ lấy lại vị trí số 2 của Việt Nam nhờ áp dụng các tiêu chí bền vững.
Cụ thể, ở năm 2022 Bangladesh có 153 nhà máy đạt tiêu chuẩn Leed (giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ), có 500 nhà máy hiện nay đang nộp hồ sơ để nhận giấy chứng nhận này dựa trên 6 yếu tố chính như: Vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà, năng lượng và khí quyển, hiệu quả sử dụng nước… bền vững. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay.
Đối với các mặt hàng từ cao su, cà phê… việc trồng trên đất phá rừng sẽ không được nhập vào EU. Nguyên nhân là do, luật mới này đảm bảo hàng hóa đưa vào thị trường EU sẽ hạn chế nạn phá rừng và suy thoái rừng trên thế giới, từ đó giảm phát thải khí nhà kính và mất đa dạng sinh học.
Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, liên kết là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế nói chung, thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. Vấn đề quan trọng là phân công và hợp tác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ giữa các địa phương để khai thác lợi thế của cả vùng; liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm khác để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong cuộc đua tranh với các nước trong khu vực.
Còn theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện Trưởng viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích thế giới thay đổi nhanh cùng nhiều xu hướng lớn, đáng chú ý nhất là các cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Do đó, các nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng chịu nhiều áp lực về thị trường như đòi hỏi của cách mạng tiêu dùng (xanh, an toàn, nhân văn,...) dẫn dắt bởi tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ. Tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm "xanh" đáp ứng tiêu chuẩn thị trường, nhất là ở các nước châu Âu hiện còn rất thấp.
Theo ông Thành, những đòi hỏi của người tiêu dùng mới có thể vượt ngoài cả những cam kết trong các FTA, đó vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội khởi nguồn cho sự hình thành lĩnh vực đầu tư/mô hình kinh doanh mới. Muốn khai thác được cơ hội, doanh nghiệp cần chú trọng tối ưu hoá chuỗi cung ứng, ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng xanh, đáp ứng xu hướng tiêu dùng thế giới. Tuy nhiên, chỉ nỗ lực của doanh nghiệp là chưa đủ, nhà nước và cơ quan quản lý cũng cần thay đổi tư duy, nhận thức; cải cách thể chế, khung khổ pháp lý và chính sách; đào tạo; truyền thông tạo điều kiện để các chuỗi liên kết cung ứng xanh phát triển.
Tú Chi (t/h)
Tin khác
Ba kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023
Kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam: Phát huy tâm đức và tài năng của nghệ nhân, doanh nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng, tránh thiếu điện cục bộ
Dự báo thời tiết ngày 1/10: Cả nước nắng nóng, mưa dông vài nơi về chiều tối
Kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam: Phát huy tâm đức và tài năng của nghệ nhân, doanh nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng - SURF 2023
Tết Trung thu ở Hội An trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(THPL) - Chiều tối 28/9, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ VH-TT-DL trao tặng...30/09/2023 20:12:43Gửi hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” là Di sản thế giới
(THPL) - Ngày 29/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có ý kiến đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ...30/09/2023 18:41:00Trao chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ cho dự án Nhà máy hoá dầu Stavian Quảng Yên
(THPL) - Tại sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023, dự án Nhà máy hoá dầu Stavian Quảng Yên chính thức nhận các...30/09/2023 11:26:16Hà Giang: Bệnh viện y dược cổ truyền kết hợp chặt chẽ những tinh hoa y học dân tộc với hiện đại
(THPL) - Bệnh viện Y dược cổ truyền (YDCT) Hà Giang, đơn vị sự nghiệp y tế hạng II, khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền ngày càng khẳng...28/09/2023 10:31:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinamilk đưa sữa chua "Made in Vietnam" vào thị trường Trung Quốc
(THPL) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc. - Bảo hiểm Quân đội tặng miễn phí bảo hiểm “bảo vệ ngôi nhà Việt”...
- Chỉ từ 1,5 tỷ sở hữu căn hộ 3PN tại khu Tây Hà Nội, chất lượng cuộc...
- Thương hiệu Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Sản phẩm Vàng vì sức...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Thông tấn Hàn Quốc ca ngợi Phú Quốc là Maldives của Việt Nam
(THPL) - Thông tấn xã Yonhap nhận định, so với Đà Nẵng hay Hạ Long là những điểm đến nổi tiếng với khách Hàn Quốc, Phú Quốc vẫn còn là thiên đường nghỉ dưỡng ít người biết và được ví như “Maldives của Việt Nam”. - Hơn một thập niên, Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh...
- Masan 10 năm được vinh danh Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất...
- Bơm nước thải Tsurumi
- Khóa học Merchandiser
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bình Dương đi các tỉnh
- Công ty vận tải biển trọn gói
- Cách đặt hàng 1688 đơn giản