09:44 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Vì sao xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm mạnh?

11:33 13/03/2017

(THPL) - Sự sụt giảm của nhiều mặt hàng xuất khẩu cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt, các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của các nước nhập khẩu cũng ngày càng được nâng cao.

Theo Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ và chiếm tỉ trọng 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các thị trường nước ngoài đang ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, rau quả…

Bên cạnh một số mặt hàng có kim ngạch tăng, các mặt hàng gạo, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn lại giảm khá mạnh so với cùng kỳ. Hầu hết mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản đều có lượng xuất khẩu giảm.

Trong đó, rau quả tăng 31,1%, cà phê 21,1%, cao su tăng 144%. Tuy nhiên, có một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm như: gạo giảm 21,4%, hạt tiêu giảm 26,9%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 15,8%.

Theo Bộ Công Thương, sự sụt giảm về lượng của nhiều mặt hàng trong nhóm này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là từ Campuchia, Philippines, Bangladesh, Pakistan.

Đồng thời, một số thị trường xuất khẩu ngày càng gia tăng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, gạo, rau quả… Chẳng hạn, Hàn Quốc yêu cầu tôm nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, Úc vẫn tiếp tục lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ Việt Nam… đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của các doanh nghiệp. Dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng nhưng chủ yếu là do giá tăng.

Xuất khẩu gạo cũng sụt giảm mạnh do tác động kép từ việc thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc thiết lập tiêu chuẩn nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN. Đồng thời, Thái Lan xả gạo tồn kho làm giảm giá gạo thế giới. Kim ngạch xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm chỉ đạt 328 triệu USD, giảm cả về lượng và giá trị, trong đó lượng giảm 19,5% và giá trị giảm tới 21,4%.

Do đó, theo Bộ Công Thương, cần thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế, những biến động của thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa để kịp thời có phản ứng chính sách trước những diễn biến mới, đồng thời có các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển.

Bộ Công Thương cho biết sẽ tăng cường công tác phổ biến cho doanh nghiệp quy định mới về xuất nhập khẩu nông thủy sản với thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và sẽ đề nghị Chính phủ Australia cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín, bởi lệnh này có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Trong trung hạn và dài hạn, theo Bộ Công Thương, cần tổ chức tốt quy trình sản xuất và nuôi trồng nông thủy sản để xây dựng năng lực xuất khẩu bền vững hơn.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (FTA Việt Nam – EAEU) chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016. Theo đó, các thành viên EAEU sẽ dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch tổng là 10.000 tấn gạo được hưởng thuế suất ưu đãi 0%.

Sau khi xuất khẩu đủ lượng này, sản phẩm gạo xuất khẩu sẽ chịu mức thuế 11,7% và VAT 10%, thấp hơn đáng kể so với mức 40% của trước đây. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập dụng cơ hội này để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và các mặt hàng khác.

Bích Thảo

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu