Đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng phạt tù chung thân với 8 tội danh
(THPL) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, việc tăng cường áp dụng biện pháp chuyển đổi từ "hình phạt tử hình" sang "hình phạt tù chung thân" là thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Đảng ta.
Đề xuất thay thế hình phạt tử hình bằng tù chung thân không giảm án đối với 8 tội danh
Sáng 13/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025, cho ý kiến vào 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi các điều liên quan đến hình phạt tử hình. Theo đó, dự kiến bỏ "hình phạt tử hình" và thay thế bằng "hình phạt tù chung thân" không xét giảm án, vẫn đảm bảo cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội tại 8/18 tội danh của Bộ Luật hình sự hiện hành.
Các tội danh được đề xuất áp dụng hình phạt tù chung thân không giảm án bao gồm: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; vận chuyển trái phép chất ma túy; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; gián điệp; tham ô tài sản; và nhận hối lộ.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong các lần sửa đổi trước, số lượng tội danh có hình phạt tử hình đã giảm từ 44 xuống 30, sau đó còn 28 và hiện tại là 18. Việc tiếp tục giảm số lượng tội danh áp dụng hình phạt tử hình thể hiện xu hướng nhân đạo trong chính sách hình sự.
Đối với các tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, ông Bình nhấn mạnh mục tiêu chính là thu hồi tài sản tham nhũng. Việc áp dụng hình phạt tù chung thân không giảm án sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu hồi tài sản, thay vì áp dụng hình phạt tử hình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này cần bám sát các kết luận và nghị quyết của Bộ Chính trị, đồng thời thể hiện tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.
Thể hiện tính nhân văn, nhân đạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này cần bám sát các kết luận, nghị quyết của Bộ Chính trị để đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu quá trình rà soát, điều chỉnh pháp luật cần tránh tư duy cầu toàn, phức tạp hóa vấn đề, ưu tiên xử lý những nội dung đã rõ, đã đủ điều kiện đưa vào luật để kịp thời áp dụng vào thực tiễn.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh đến việc thay thế hình phạt tử hình bằng tù chung thân không giảm án đối với một số tội danh. Theo Thủ tướng, đây là chủ trương thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo và nhân văn trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời khẳng định sự phát triển về thể chế, cũng như bản lĩnh và năng lực của hệ thống tư pháp quốc gia trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trong phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng cũng đề cập đến thực trạng thể chế hiện nay, coi đây là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, đồng thời cho rằng nếu có cách tiếp cận hợp lý, đây cũng sẽ là mắt xích dễ tháo gỡ nhất. Việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh cần đặt trọng tâm vào việc làm rõ các nội dung kế thừa, các điểm cần sửa đổi, những quy định cần cắt giảm thủ tục hành chính, và cơ chế phân cấp, phân quyền phải được xác định rõ ràng - ai được giao, giao cái gì, và vì sao lại như vậy.
Thủ tướng cũng lưu ý rằng tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra trong tháng 5 tới, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua một số lượng lớn các dự án luật và nghị quyết. Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ trình 35 văn bản quy phạm pháp luật tại kỳ họp này, cho thấy áp lực cải cách lập pháp đang ở mức rất cao và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng nhưng cũng phải quyết liệt, rõ ràng trong định hướng và hành động.
PV
Tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí cách mạng thực hiện tốt sứ mệnh lan tỏa khát vọng phát triển, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hùng cường
Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hải quan chuyển đổi số: Tự động phân công công chức kiểm tra hồ sơ từ ngày 1/7
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc”
Từ Nghị quyết 68 đến chiến lược dữ liệu: Tư duy mới trong kiến tạo chính sách
Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao sức khỏe Việt Nam, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Điện lực Tuyên Quang vận hành lưới điện thông minh, hướng tới quản lý hiện đại và phục vụ khách hàng tốt hơn
(THPL) - Xây dựng và vận hành lưới điện thông minh đang là xu hướng tất yếu của ngành Điện trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện....21/06/2025 10:21:49Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Mở ra tầm nhìn mới cho báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn
(THPL) - Sau gần hai ngày làm việc sôi nổi, chiều 20/6, Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ II năm 2025 đã khép lại bằng một phiên bế mạc ấm...20/06/2025 22:13:24Tiến sĩ Mạc Quốc Anh: Báo chí không chỉ là cầu nối, mà còn là người “truyền lửa”
21/06/2025 10:58:52Dữ liệu – Nền móng không thể thiếu cho chuyển đổi số báo chí
(THPL) - Trong kỷ nguyên số, nơi độc giả chỉ cần một cú nhấp chuột để tiếp cận hàng triệu thông tin mỗi ngày, báo chí muốn tồn tại và...20/06/2025 20:20:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...