Tiếp bài "Dự án treo của Licogi": Xóm “3 không” giữa Thủ đô hiện đại
(THPL) - Đã hơn 10 năm qua, hàng chục hộ dân ở tổ dân phố 41,42, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, (Hà Nội) phải sống trong cảnh "3 không": không nước sạch, không điện lưới, không đường kiên cố…thậm chí nhiều gia đình còn không nhập được hộ khẩu.
Tin liên quan
Nguyên nhân là do những ngôi nhà của hàng chục hộ dân này nằm trong diện quy hoạch dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt do Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) - Bộ Xây dựng, làm chủ đầu tư. Được biết, dự án đã bị "treo" hơn chục năm qua vì chủ đầu tư thiếu vốn, giải phóng mặt bằng khó khăn…
Theo tìm hiểu của PV Thương hiệu và Pháp luật, tổ 41,42 phường Thịnh Liệt có khoảng trên 30 hộ nằm trong diện giải tỏa thì cũng chừng ấy gia đình đều trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng.
Vì đã nằm trong diện quy hoạch lấy đất phục vụ dự án nên mọi khoản đầu tư hạ tầng của thành phố như điện, nước không được kéo về đến khu vực này nữa, đường sá cũng không được đầu tư trải nhựa hay bê tông. Lúc đầu, hầu hết các hộ nằm trong dự án treo cũng nghĩ là chỉ tạm bợ như thế một thời gian thì sẽ chuyển đi, tuy nhiên, mọi chờ đợi đến nay đã "héo mòn" hơn chục năm và không biết bao giờ mới chấm dứt.
Trước đây, đất của làng tiếp giáp với khu nghĩa trang, vì thế đường ngang ngõ tắt đều nhỏ hẹp và lầy lội. Ngày ấy, nhiều người dân ở đây cũng mừng vì thu hồi đất cho dự án thì sẽ được tái định cư sang nơi ở mới sạch sẽ hơn. Nhưng suốt từ đó đến nay, cả mấy trăm con người cứ chờ đợi mãi mà dự án khu đô thị hiện vẫn là một bãi đất hoang rộng mênh mông, cỏ mọc lút đầu. Không những thế, môi trường sống của họ càng ngày càng trở nên tệ hại hơn…
Anh Vũ Hải Đăng, tổ 41, phường Thịnh Liệt xót xa: “ Trước đây hợp tác xã có chia cho các xã viên một cái hồ để lấp đất canh tác trong đó có phần của tôi. Tưởng rằng, có dự án Khu đô thị Thịnh Liệt quy hoạch vào sớm được triển khai, tôi sẽ nhận được đền bù rồi di dời nơi khác. Nhưng đằng đẵng hơn 10 năm trời sống tạm bợ trong căn nhà lụp xụp chẳng khác gì ổ chuột, trời nắng thì nóng bức, trời mưa thì dột khắp nơi, bẩn thỉu, lầy lội, ô nhiễm…giờ thì đi cũng chả được, ở cũng không xong”.
Còn bà Nguyễn Thị Thanh Vân (SN 1964), tổ 42, số nhà 11, ngõ 143/290 Nguyễn Chính, Thịnh Liệt cho biết: “Nhà tôi có 3 thế hệ, hiện tôi đang sinh sống trên ngôi nhà 32 mét vuông cấp 4. Vì hoàn cảnh gia đình tôi còn khó khăn nên phải chấp nhận sống trong cảnh đường sá lầy lội, nhà cửa xuống cấp… Hiện nay, gia đình tôi chỉ có mỗi căn nhà này là nơi ở duy nhất. Mong rằng, TP. Hà Nội sớm xem xét lại dự án quy hoạch treo để người dân được nhờ. Và nếu có triển khai, tôi mong mỏi các cơ quan chức năng Hà Nội hỗ trợ gia đình để có nơi ăn chốn ở khá hơn”.
Trường hợp gia đình bà Trần Thị Tú Anh, bà Trần Thị Tuyết tổ 42 khu dân cư 14 Thịnh Liệt, hiện cũng chỉ có căn nhà là chỗ ở duy nhất, nhưng cũng không điện, không nước, đường sá lầy lội, ô nhiễm, dịch bệnh hoành hành… Những gia đình như anh Đăng, bà Tuyết, bà Anh…đều nằm trong quy hoạch đất của dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt bị bỏ hoang nhiều năm nay. Người lạ vào đây chẳng khác gì như lạc vào một khu "xóm liều" ổ chuột nhếch nhác...giữa Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Nhiều hộ dân ở xóm “ba không” cho biết: “Người dân chúng tôi dân mong TP Hà Nội xem xét hoặc điều chỉnh lại dự án Khu đô thị Thịnh Liệt vì để treo quá lâu hoặc có biện pháp thu hồi dự án, chứ không thể để hàng trăm nhà dân phải ở tạm bợ. Ngoài ra, nếu thực hiện dự án, TP cần tổ chức di dời, kiểm đếm tài sản để đền bù và hỗ trợ, bố trí tái định cư cho người dân… trong thời gian sớm nhất”.
Tháng 9/2015, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4506 phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thịnh Liệt, tỷ lệ 1/500. Theo đó, khu đô thị mới Thịnh Liệt có diện tích 35,14 ha, quy mô dân số 11.620 người. Trong đó, ngoài công trình công cộng như đường giao thông, trường học, bãi đỗ xe, nhà ở xã hội, còn có chung cư thương mại, biệt thự, nhà liền kề.
Khu đô thị Thịnh Liệt có tổng mức đầu tư ban đầu là 2.000 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. UBND TP. Hà Nội đã nhiều lần nhắc nhở, phê bình chủ đầu tư do chậm triển khai dự án này.
Như vậy, trong khi chờ đợi quyết định của thành phố và chờ có quỹ nhà tái định cư, hàng trăm người dân tổ 41, 42 phường Thịnh Liệt và những hộ dân khác ở phường Tân Mai, Hoàng Văn Thụ sẽ tiếp tục phải chịu cảnh sống vất vưởng, tạm bợ ngày này qua ngày khác như vậy.
Nhóm PV
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- dự án khải hoàn prime
- Thông tin The Meadow Gamuda Bình Chánh
- Dự án The Meadow Bình Chánh của Gamuda Land
- Dự án Sun Cosmo Residence Đà Nẵng
- Van cầu