20:12 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tiền bán cổ phần Sabeco được dùng như thế nào?

| 15:53 25/12/2017

(THPL) - Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định: "Tiền bán cổ phần Sabeco không dành chi trả nợ".

Theo báo Pháp luật TPHCM, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đưa ra tại cuộc họp báo chuyên đề về cổ phần hóa do Bộ Tài chính tổ chức ngày 25/12.

Theo đó, ông Tiến cho biết, số tiền bán vốn của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có giá trị 4,8 tỷ USD sẽ được chuyển về Quỹ sắp xếp cổ phần hóa do Bộ Tài chính quản lý. Số tiền này sẽ nằm tại Kho bạc Nhà nước theo quy định, phục vụ cân đối ngân sách, tạo nguồn chi đầu tư phát triển. Số tiền này không dành để chi trả nợ.

2_89360
Tiền bán cổ phần Sabeco không dành chi trả nợ. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, theo ông Tiến, sau 10 ngày kể từ ngày mua thành công cổ phần Sabeco, nhà đầu tư phải có nghĩa vụ chuyển số tiền mua cổ phần về Bộ Tài chính. Nghĩa là ngày 28/12/2017 là hạn thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư trúng giá. “Bộ Tài chính đang đốc thúc chủ đầu tư chuyển tiền về Kho bạc Nhà nước”- Ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng tiết lộ, nếu gặp điều kiện thuận lợi, Nhà nước có thể sẽ bán 36% vốn còn lại của Sabeco vì quan điểm của Chính phủ là không đi bán bia, sữa,…

Theo báo Giao thông, ông Tiến cho hay, không chỉ số tiền thu từ đợt bán vốn Sabeco mà các cuộc thoái vốn nhà nước sở hữu tại các doanh nghiệp khác cũng sẽ được chuyển vào tài khoản này “để đảm bảo sử dụng đúng mục đích”. Ông Tiến cũng cho biết, quỹ này sẽ được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán cùng với kiểm toán thu chi NSNN.

“Tiền thu về rõ ràng và nhu dùng vào những việc gì đã được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội. Với tổng danh mục là 2 triệu tỷ đồng thì cơ cấu 25 nghìn tỷ đồng là thu từ cơ cấu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Việc thoái vốn vừa qua trong 2016 -2017 cũng là tạo nguồn vốn để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phân bổ vốn đầu tư công trong trung hạn. Danh mục có rồi, tiền về là giải ngân”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, thời gian qua ngân sách nhà nước khó khăn nên đã cổ phần hóa, thoái vốn ở một số trường hợp để có vốn đầu tư. Với trường hợp Sabeco, ngoài số cổ phần đã thoái, thì cơ quan quản lý cũng dã tính tới việc thoái nốt 36% vốn Nhà nước còn lại “khi điều kiện thích hợp”.

Trong năm 2018, theo Cục trưởng Cục tài chính, danh mục bán vốn nhà nước sở hữu sẽ có nhiều doanh nghiệp đình đám như Habeco, tiếp tục thoái vốn tại Vinamilk, các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC, Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVOil...

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu