15:23 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Thứ trưởng Bộ Công thương: Có thể tăng giá điện nhưng phải minh bạch

| 07:25 22/06/2017

(THPL) - Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, "giá điện có thể cao, tăng có thể lớn nhưng quan trọng là tại sao. Do đó, về vấn đề là phải minh bạch, làm tốt công tác thông tin".

Chiều 21/6, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây cũng là lần thứ 2 Tổ công tác làm việc với EVN.

Theo báo cáo, trong số 153 nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao, EVN đã hoàn thành 129 nhiệm vụ (100%) đúng thời hạn, 24 nhiệm vụ còn lại vẫn còn trong thời hạn thực hiện.

Trong số 153 nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao, EVN đã hoàn thành 129 nhiệm vụ (100%) đúng thời hạn, 24 nhiệm vụ còn lại vẫn còn trong thời hạn thực hiện.

EVN không còn đầu tư ngoài ngành

Mở đầu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Cao Lục nêu lại ba vấn đề Thủ tướng yêu cầu EVN báo cáo làm rõ. Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu báo cáo về tiến độ đầu tư của các dự án EVN như một số dự án trong quy hoạch điện 7 chậm so với dự kiến, theo Pháp luật. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu EVN báo cáo kết quả tái cơ cấu tập đoàn. “Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, EVN giữ vai trò quán quân nợ vay. So với các tập đoàn khác thì vốn vay của EVN phần lớn nợ Chính phủ bảo lãnh. Cuối năm 2015, nợ vay được Chính phủ bảo lãnh khoảng 26 tỷ USD, trong đó EVN chiếm 37%”, ông Lục nêu rõ.

Báo cáo với tổ công tác, Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An cho biết về cơ bản EVN đã thoái vốn xong khỏi ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hiện EVN không có đầu tư ngoài ngành, chỉ còn 15% cổ phần trong Công ty Cổ phần Tài chính điện lực, đang làm thủ tục thoái vốn toàn bộ. Thời gian tới, trọng tâm là tiếp tục cổ phần hóa các tổng công ty phát điện.

Chủ tịch EVN Dương Quang Thành cũng cho biết một số dự án chậm tiến độ so với yêu cầu nhưng hiện nay các dự án này đã đưa vào vận hành an toàn, ổn định, góp phần bảo đảm cung cấp đủ điện trong sáu tháng đầu năm.

Bao cấp giá điện còn tràn lan

Tiếng kêu của dân với EVN đã giảm đi rất nhiều”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đánh giá. Nhưng ông cho rằng, vấn đề giá điện người dân còn “kêu ca”, dù thực tế, giá này do Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét, nhưng cũng xuất phát từ ngành điện nên EVN phải xem lại: “Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của EVN chưa cao, vì tổng doanh số cao nhưng chi phí lớn”. 

Khoản nợ 9,7 tỷ USD từ năm 2015 là gánh nợ lớn cho tập đoàn trong hạch toán, điều hành. “Nợ thế này tính vào giá thành nên buộc phải cao thôi”, ông Thừa nói.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hiện cơ chế tài chính, cơ chế giá đang đi ngược lại mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia. Bởi giá điện của ta hiện nay khoảng 7,38 cen một kWh - thấp hơn khu vực và các nước G7.

Người nghèo đang được hưởng giá điện ưu đãi, chúng ta bỏ ra nhiều nghìn tỷ để bảo đảm tối thiểu an sinh xã hội. Nhưng khu vực doanh nghiệp, khu vực thu nhập cao chúng ta cũng bao cấp tràn lan”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.

Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, chính điều đó làm cho chúng ta không cạnh tranh được, không thực hiện được nghị quyết hình thành được thị trường điện cạnh tranh, bỏ bao cấp trong giá điện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lại nhận xét ngành điện thời gian qua làm tương đối tốt vấn đề công khai, minh bạch giá điện. Ông Hải cũng nhìn nhận hiện vẫn có băn khoăn của người dân, của các cấp, các ngành, thậm chí đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi tại sao giá điện lại như vậy. “Tôi cho rằng, giá điện có thể cao, tăng có thể lớn nhưng quan trọng là tại sao. Do đó, về vấn đề là phải minh bạch, làm tốt công tác thông tin”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

Phương Nhi

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu