Thọ Xuân - vùng đất 2 vua và những đặc sản OCOP xứ Thanh
(THPL) – Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: vua Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và vua Lê Thái tổ đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng của cả nước và ra cả thế giới.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
» Thanh Hóa: Ấn tượng lễ hội bánh chưng - bánh giầy
» Thanh Hóa: Nhiều bất cập tại các điểm tận thu khoáng sản trên địa bàn huyện Thọ Xuân
» Thanh Hóa: Nhiều tập thể cá nhân được đề nghị khen thưởng
Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân xứ Thanh đã chắt lọc, gom những tinh hoa trong đời sống, văn hóa, tập quán của mình để chuyển tải vào những sản phẩm trong quá trình lao động sản xuất. Với nhiều sản phẩm ẩm thực, qua cách chế biến, đã trở thành đặc trưng không thể lẫn với bất cứ nơi nào trên dải đất hình chữ S Việt Nam.
Thông qua “làn gió mới” của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn trở thành những “đại sứ” quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người xứ Thanh.
Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã có 39 sản phẩm OCOP. Với chính sách hỗ trợ cho các chủ thể xây dựng thành công sản phẩm của doanh nghiệp và địa phương, Thọ Xuân hiện là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về sản phẩm OCOP.
Đến với vùng đất hai vua huyện Thọ Xuân, không chỉ có bánh gai, bánh răng bừa, dưa vàng, nem chua… vùng đất hai vua này còn mang đến cho chúng ta những món quà ẩm thực được kết tinh từ tinh hoa đất trời và sự lao động chăm chỉ của con người nơi đây.
Đã từ lâu, xã Phú Xuân, huyện được người dân trong và ngoài huyện biết đến không chỉ với sản phẩm kẹo lạc giòn thơm mà còn có sản phẩm miến gạo. Nhờ sản xuất miến, nhiều gia đình ở đây đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu.
Miến gạo Phú Xuân đang dần khẳng định thương hiệu, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Cơ sở sản xuất miến gạo của gia đình anh Trịnh Đình Huy ở thôn Thọ Phú, hiện tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức thu nhập dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/người/ngày. Gạo để làm miến chủ yếu là Khang dân và Q5. Nếu như trước đây, việc xay bột, tráng bột, thái bánh được làm bằng tay và các dụng cụ thủ công nên năng suất thấp, thì từ năm 2006 trở lại đây, các hộ sản xuất miến gạo ở Phú Xuân đã đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy xay bột, máy trộn bột, máy ép bột, máy cán sợi, nên năng suất tăng gấp 10 đến 15 lần, và đặc biệt cho ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Từ khi được công nhận làng nghề truyền thống và sản phẩm miến của gia đình được công nhận là sản phẩm OCOP vào năm 2022, việc sản xuất, tiêu thụ đã được tăng lên rất nhiều. Rau má là loài cây khá quen thuộc với người dân xứ Thanh, đây không chỉ là một loài cây làm thực phẩm, mà giờ đây, từ những vườn rau má như thế này, những sản phẩm từ rau má của Thọ Xuân đã đi khắp muôn nơi.
Trên mảnh đất xứ Thanh, theo một cách nào đó, cây rau má gợi lên hình ảnh về mảnh đất vùng Bắc Trung Bộ lắm vất vả, nhiều nỗi gian khó, nhọc nhằn. Trong hồi ức của nhiều thế hệ người dân xứ Thanh, làm sao có thể quên được hương vị rau má thanh đạm, ngọt bùi đã giúp họ đi qua những cơn đói mùa giáp hạt. Người Thanh Hóa ăn rau má để nuôi lớn giấc mơ, hoài bão, để quyết tâm dành những gánh thóc, ngô, khoai, sắn phục vụ chiến trường, góp phần vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thấy nhu cầu sử dụng phổ biến của cây rau má trong đời sống hàng ngày và với quan niệm "Cây rau má, sâm của người xứ Thanh", ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang đã hình thành ý tưởng biến tiềm năng thành lợi thế, phát triển cây rau má thành sản phẩm thương mại có giá trị, hiệu quả kinh tế để phục vụ người tiêu dùng. Sau khi hình thành ý tưởng, trên cơ sở quỹ đất đã được hợp tác xã tích tụ tập trung, ông Ngọc cùng với các thành viên mở rộng diện tích trồng cây rau má xen dưới tán cây ăn quả và đầu tư xây dựng khu sản xuất bột rau má với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại.
Đến nay, 2,5 ha trồng rau má của Hợp tác xã Đồng Ngâu đã cho thu hoạch mỗi lứa từ 20 - 22 tấn rau má tươi, trung bình 30 - 35 ngày sẽ cho thu hoạch 1 lứa. Quy trình sản xuất bột rau má Đồng Ngâu là một quy trình khép kín và được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu đóng gói. Rau má tươi sau khi thu hoạch được sơ chế làm sạch sau đó đưa vào khu chế biến sản phẩm bột rau má. Tại đây, rau má được làm khô bằng phương pháp sấy lạnh tiệt trùng hiện đại. Phương pháp sấy lạnh này có ưu điểm vượt trội là giữ được màu sắc xanh tươi, mùi vị thơm ngon của rau má và điều quan trọng nhất là bảo toàn được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Rau má sau khi đã sấy khô được nghiền bởi máy nghiền Granit, thành phẩm bột rau má sẽ có màu sắc giống với màu rau má tươi nguyên bản, giữ được hương vị thuần khiết của rau má. Khi sờ vào bột sẽ có cảm giác mềm mịn, đạt đến độ có thể hòa tan dễ dàng trong nước.
Mới đây, tại hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2024, sản phẩm bột rau má Đồng Ngâu của Hợp tác xã cây trồng và vật nuôi xã Nam Giang đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)" huyện Thọ Xuân thẩm định, công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Hiện nay, hợp tác xã đang tiếp tục tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phát triển thương hiệu bột rau má Đồng Ngâu vươn xa hơn nữa.
Đến nay huyện Thọ Xuân có 5 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh gai (xã Thọ Diên), làng nghề bánh lá (xã Xuân Lập), 2 làng nghề nón lá (xã Thọ Lộc) và làng nghề miến gạo (xã Phú Xuân). Các làng nghề này hiện đang tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Bên cạnh đó, chương trình OCOP đang được các địa phương trong tỉnh triển khai tích cực, phát triển được hệ sinh thái sản phẩm OCOP vừa mang nét truyền thống, vừa sáng tạo, không bị hòa lẫn với sản phẩm của bất cứ địa phương nào.
Quý I/2024, huyện Thọ Xuân có thêm 7 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đạt 63,6% kế hoạch, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 39 sản phẩm. Huyện đang tiếp tục lồng ghép chương trình OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; trong đó, tập trung lựa chọn và xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao. Cùng với sự đồng hành sát sao của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tin tưởng rằng năm 2024, Thọ Xuân sẽ cán đích thành công với những mục tiêu đã đề ra.
Vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: vua Lê Đại Hành (tức vua Lê Hoàn) đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và vua Lê Thái tổ (tức vua Lê Lợi) đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực.
Về Thọ Xuân, nơi có dòng sông Chu xanh mát chảy qua, không chỉ là vùng “địa linh” sinh ra những bậc nhân kiệt lưu tiếng thơm muôn đời, mà còn là nơi kết tinh những giá trị quý báu của nền văn minh lúa nước. Những ẩm thực độc đáo này tuy chỉ làm từ những nguyên liệu dân dã như gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, mật mía, đậu xanh, lá cây..., hình thức giản dị, mộc mạc, nhưng đã có lịch sử từ hàng trăm, ngàn năm trước.
Những món ăn cha ông ta đã sáng tạo ra từ xa xưa vẫn tồn tại trong đời sống của người dân từ đời này sang đời khác, trở thành một nét văn hóa đặc trưng của xứ Thanh. Những người dân của vùng đất sinh vua này, dù đi xa nơi đâu cũng không thể nào quên được hương đất, tình người thấm đượm trong những món quà quê “xứ Thanh xịn xò”!
Duy Phúc
Tin khác
-
Thủ tướng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản
-
Cư dân: “Cuộc sống ý nghĩa hơn khi chuyển về Vincom Shophouse Royal Park”
-
Dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 12/12
-
Bệnh sởi tăng nhanh, TP.HCM đã ghi nhận 2.805 ca mắc
-
Thanh Hóa: Họp báo cưỡng chế dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hóa
-
Khai trương công viên logistics lớn và hiện đại nhất Việt Nam
Từ 1/2/2025, phạt tới 100 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn
(THPL) - Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân...11/12/2024 14:36:25Phát hiện hàng chục cá thể lợn rừng chết dọc khe suối trong Vườn quốc gia Pù Mát
(THPL)- Ngày 9/12, trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Pháp luật, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con...11/12/2024 14:27:45TP.HCM: Hơn 17.300 doanh nghiệp nợ 3.055 tỷ đồng bảo hiểm xã hội
(THPL) - Tại TP.HCM có 17.365 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên với 3.055 tỷ đồng, với 93.000 người lao động.11/12/2024 14:29:54Chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về bộ chuyên ngành theo nguyên tắc "người đi theo việc"
(THPL) - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, nguyên tắc chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty về bộ quản lý ngành là "người phải theo việc,...11/12/2024 11:50:12
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024
(THPL) - Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. - Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
- Công viên Lễ hội: Tâm điểm đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam
- Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Chè cổ trăm năm tuổi làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương
Thái Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với danh xưng “Đệ nhất danh trà”, một biểu tượng của văn hóa trà Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái. - Nhiều công trình và điểm đến của Sun Group được trao giải World Travel...
- Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet,...
- Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Bán măng lưỡi lợn Tây Bắc
- Giờ lễ Tphcm