Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt khuyết điểm, vi phạm của Vietcombank
(THPL) - Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vietcombank. Theo đó, TTCP đã chỉ rõ hàng loạt khuyết điểm, vi phạm của Vietcombank, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, xử lý.
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Theo Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ rõ những khuyết điểm, vi phạm tại Vietcombank, cụ thể các nội dung như:
Trong hoạt động tín dụng:
1. Về thẩm định, phê duyệt cho vay, một số hồ sơ tín dụng có hồ sơ pháp lý khách hàng, pháp lý dự án không đầy đủ; thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác; báo cáo thẩm định chưa phân tích và đánh giá khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn; thẩm định xác định hạn mức tín dụng, vòng quay vốn, thời hạn cho vay, nguồn vốn tự có, vốn huy động khác chưa đủ cơ sở, thiếu chính xác…
2. Về giải ngân vốn vay, một số hồ sơ tín dụng giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ; giải ngân cho vay mới trả khoản vay cũ hoặc trả lãi vay; có trường hợp giải ngân không kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn chứng từ (kiểm tra bản gốc của hóa đơn bán hàng), dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hóa đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.
3. Về kiểm tra sử dụng vốn vay, một số hồ sơ tín dụng các chi nhánh thực hiện kiểm tra không đầy đủ theo quy định; nội dung kiểm tra chung chung, sơ sài, chưa đầy đủ, chưa kiểm tra cụ thể về sổ sách kế toán, chưa đề cập các thông tin về tình hình kinh doanh, đánh giá dòng tiền, dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vôn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
4. Về tài sản đảm bảo, một số hồ sơ tín dụng nhận thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB) không đủ điều kiện theo quy định; việc định giá lại TSĐB chưa theo quy định; hợp đồng thế chấp tài sản không có công chứng…
5. Về phân loại nợ, có một số hồ sơ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và cơ cấu nợ chưa đúng quy định tại Quyết định 780/QĐ-NHNN và Công văn 2506/NHNN-CSTT.
6. Về xử lý rủi ro, một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay Vietcombank đã vi phạm các quy định của hoạt động tín dụng. Sau khi xử lý rủi ro còn chưa có biện pháp kiên quyết, phù hợp để thu hồi nợ, như là phát mại tài sản hay bán nợ…
Trong hoạt động mua bán nợ, Vietcombank ban hành các Quyết định số 510 và 217 về hướng dẫn mua bán nợ không rõ ràng, không cụ thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các bước; VAMC ủy quyền cho Vietcombank bán các khoản nợ theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với khách hàng khi chưa thực hiện bán nợ theo hình thức đấu giá là chưa đúng với quy định.
Trong hoạt động đầu tư tài chính, việc góp vốn, mua cổ phần của Vietcombank chưa phù hợp với Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng Nhà nước; có cổ phần sở hữu tại doanh nghiệp Gentraco và tổ chức tín dụng là MB nhưng doanh nghiệp lại là cổ đông hoặc công ty con của tổ chức tín dụng lại là cổ đông của Vietcombank là chưa đúng quy định của Luật Tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, Vietcombank còn chậm thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành và những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Hiệu quả đầu tư còn chưa tương xứng với việc tăng vốn đầu tư trong gia đoạn 2014-2015. Chẳng hạn như giá trị đầu tư năm 2014 là hơn 5.170 tỷ đồng, năm 2015 là hơn 5.375 tỷ đồng nhưng thu nhập từ cổ tức lần lượt là hơn 438 tỷ đồng và hơn 265 tỷ đồng.
Trong hoạt động mua sắm tài sản, kiểm tra 02 gói thầu công nghệ thông tin thấy VCB thực hiện chưa đúng quy trình và nội dung đầu tư, các nội dung về an toàn, bảo mật; năng lực của cán bộ thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu trình độ về chuyên môn kỹ thuật... Điều này dẫn đến khi trúng thầu và các hợp đồng được ký thì các nhà thầu đã chuyển nhượng cho đơn vị khác thực hiện mà ngân hàng không nắm được.
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, NHNN xử lý sai phạm
Từ các vi phạm trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo thẩm quyền, tiến hành kiểm điểm các đơn vị, cá nhân có vi phạm theo kết luận thanh tra. Đồng thời, yêu cầu Thống đốc NHNN sớm tham mưu, đề xuất cho Chính phủ những giải pháp để xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại nói chung và các khoản VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng nói riêng theo hướng tách bạch giữa bán nợ và bán tài sản để thu nợ.
TTCP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền tiến hành tổ chức kiểm điểm đối với các cá nhân của VAMC và Vietcombank có vi phạm. Đồng thời chỉ đạo chủ tịch VAMC kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc ủy quyền, giám sát Vietcombank bán nợ.
Với các hồ sơ bán nợ, TTCP chưa có điều kiện kiểm tra việc cấp tín dụng với các hồ sơ này, tuy nhiên qua tổng hợp kết quả tự kiểm tra của Vietcombank và các cơ quan khác thấy rằng Vietcombank có vi phạm trong việc cấp tín dụng với các hồ sơ bán nợ, cần phải được làm rõ trách nhiệm để xử lý. Vì vậy, TTCP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giao cơ quan thanh tra giám sát tiến hành thanh tra việc cấp tín dụng của Vietcombank với các hồ sơ bán nợ để làm rõ trách nhiệm, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với Vietcombank, TTCP yêu cầu Ngân hàng căn cứ vào những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra để tiến hành kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm với tập thể và cá nhân theo thẩm quyền quản lý; đồng thời đề xuất hoặc áp dụng ngay các giải pháp để chấn chính, khắc phục, xử lý những yếu kém, khuyết điểm, vi phạm.
Về công tác liên quan cho vay, bán nợ: yêu cầu chấn chỉnh công tác phê duyệt tín dụng; rà soát xem xét việc thu hồi vốn trước hạn với những khách hàng có vi phạm không thực hiện các điều kiện cấp tín dụng và sử dụng vốn không đúng mục đích; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, giảm dần dư nợ với các khách hàng có tình hình kinh doanh không hiệu quả.
Yêu cầu Vietcombank bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, hồ sơ tín dụng trong quản lý đối với tài sản hình thành từ vốn vay…; rà soát, sửa đổi các quy định của Vietcombank về bán nợ, cần tách bạch giữa bán nợ với bán tài sản để thu nợ, việc bán nợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, cạnh tranh, đạt hiệu quả cao nhất.
Yêu cầu Vietcombank ban hành quyết định thông báo cấm 2 Công ty là Tecapro và Công ty thông tin Tiên Tiến nay là Công ty Cpauraca không được tham gia đấu thầu các dự án, dự toán mua sắm trong hệ thống Vietcombank.
Về xử lý kinh tế, TTCP yêu cầu Chánh Thanh tra NHNN các cấp xem xét xử lý các vi phạm hành chính theo quy định; Đối với khách hàng đã trả hết nợ gốc nhưng chưa thu đủ lãi cần tiếp tục đôn đốc khách hàng để thu hồi tránh mất hết vốn; yêu cầu Vietcombank quyết toán 2 gói thầu của 2 công ty là Tecapro và Cpauraca có vi phạm trong chuyển nhượng phải loại trừ giá trị quyết toán số tiền 1,174 tỷ đồng.
TTCP cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát Vietcombank trong việc xử lý các khoản nợ của Công ty CP tập đoàn Sóng Thần vay tại Sở giao dịch Vietcombank và Công ty Trường Xuân (vay tại chi nhánh Thái Bình, đã bán nợ) đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong thu hồi nợ và đúng kế hoạch; đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định nếu các công ty không thực hiện đúng hoặc trốn tránh, chây ỳ trả nợ.
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt