Thái Nguyên: Vân Hán từng ngày “thay da thổi thịt” nhờ trồng chè
Từng là xã nghèo, đời sống kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, lạc hậu, nhưng hiện nay, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã thực sự "thay da đổi thịt", trở thành một trong những xã điểm về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhờ trồng chè Văn Hán.

Văn Hán là một trong những xã có diện tích chè lớn nhất huyện Đồng Hỷ với trên 900ha. Tuy nhiên, theo đánh giá của chính quyền địa phương thì cây chè Văn Hán chưa mang lại giá trị kinh tế tương xứng với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng nơi đây.
Bởi lẽ, toàn xã hiện có trên 2.600 hộ dân, trong đó gần 2.300 hộ có nguồn thu nhập từ chè. Cây chè đã được trồng ở đây khoảng 60 năm, mặc dù thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với loại cây trồng này nhưng sản phẩm chè Văn Hán vẫn chưa có thương hiệu, giá bán ra thị trường khá thấp so với những vùng chè khác trong tỉnh, mỗi cân chè búp khô thường dao động trong khoảng 80.000 đồng - 100.000 đồng. Do đó, xã Văn Hán đang tập trung nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho loại cây trồng chủ lực này.

Nguyên nhân là do trước kia, người dân ở đây chủ yếu trồng chè bằng các loại giống cũ nên năng suất, chất lượng không cao. Trong khi đó, diện tích trồng chè lại không tập trung, ở một số xóm cây chè được trồng xen kẽ hoặc dưới tán rừng nên không phát huy được hiệu quả kinh tế. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, chế biến chè còn hạn chế.
Ông Vi Ngọc Thi, Chủ tịch UBND xã Văn Hán cho biết: “Do đặc điểm những hộ nghèo phần lớn là người dân tộc, nên tâm lý còn ỷ lại, không muốn thoát nghèo vì còn dựa dẫm vào các chương trình từ Trung ương. Đảng bộ, chính quyền xã Văn Hán đã xác định, để giảm nghèo bền vững, việc làm đầu tiên là tuyên truyền để thay đổi nhận thức của đồng bào, từ đó triển khai các chương trình sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.”

Trước thực tế đó, những năm gần đây Đảng ủy, chính quyền xã Văn Hán đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng cho bà con nhân dân nhiều giải pháp để nâng cao giá trị sản phẩm chè Văn Hán: chú trọng đến việc cải tạo, thâm canh, mở rộng diện tích trồng chè; thay thế các giống chè cũ, chè địa phương bằng những giống chè lai có năng suất, chất lượng cao; thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ dân có nhu cầu gắn bó, phát triển cây chè; phối hợp với các đơn vị chuyên môn tăng cường tập huấn cho bà con; tuyên truyền, vận động người dân tham gia các mô hình trồng, chế biến chè theo quy trình VietGAP, đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống của các làng nghề chè…
Qua đó, nhận thức của người dân đã dần được nâng lên, chất lượng chè Văn Hán đang từng bước được cải thiện. Chỉ tiêu trồng mới, trồng lại chè ở địa phương hàng năm đều vượt so với kế hoạch. Hiện nay, toàn xã có trên 400ha chè lai với các giống LDP 1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên…; 50ha chè được công nhận sản xuất an toàn theo quy trình VietGAP; giá bán chè bình quân được từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/kg.
Đặc biệt, UBND xã đã cử cán bộ phối hợp với trạm khuyến nông huyện Đồng Hỷ thực hiện đưa giống chè mới có năng suất, chất lượng, phẩm chất tốt vào các mô hình trồng thử ở những hộ nghèo, song song với việc hỗ trợ kỹ thuật, cây con giống, chính quyền Văn Hán còn hỗ trợ máy móc cho các hộ nghèo của xã.

Ngoài ra, bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh Thái Nguyên, UBND xã Văn Hán đã đầu tư hỗ trợ cây con giống, kỹ thuật chăm sóc, mở lớp hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phối hợp với Ngân hàng chính sách cho vay vốn mỗi hộ nghèo là 50 triệu đồng để phát triển kinh tế.
Cùng với phát triển kinh tế UBND xã thực hiện hỗ trợ, phát thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện… cho các hộ trong diện hộ nghèo. Song song với việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho các gia đình hộ nghèo để thoát nghèo, UBND xã đã đầu tư xây mới nhiều công trình giao thông, công trình văn hóa…. Đến nay, 70% xóm đạt xóm văn hóa, khám bệnh cho nhân dân với tổng số 2.557 lượt người, tiêm phòng cho trẻ em, uống vitamin A đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 10,13% và giảm được 90 hộ nghèo.
Có lẽ mỗi người khi về Văn Hán hôm nay đều có thể nhìn thấy đời sống nhân dân toàn xã đang từng bước đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm hàng năm. Để có được những thành quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng và công tác triển khai quyết liệt của chính quyền, đem lại hiệu quả thiết thực cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Thái Nguyên.
Tin khác
Các doanh nghiệp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Triệt phá xưởng sản xuất bột canh, mì chính, dầu ăn giả tại Phú Thọ
Thủ đoạn mới của các doanh nghiệp sản xuất sữa giả, thuốc giả
Thời tiết ngày 27/4: Miền Bắc mưa to diện rộng, cảnh báo lốc, sét
Hàng vạn người dân tham dự lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn 2025
Tọa đàm kết nối, khám phá du lịch xứ Thanh
Kiểm soát thị trường vàng: Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch vàng, hạn chế đầu cơ, làm giá
(THPL) - Nhận định về thị trường vàng, TS Lê Ngọc Dũng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ...26/04/2025 16:52:00Động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo tại Triệu Sơn, Thanh Hóa
(TH&PL) - Vào sáng 26/4, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo thuộc...26/04/2025 15:31:53Đại hội đồng cổ đông MB: Kỷ lục được lập, hơn 2.500 cổ đông tham dự nhận 500.000 đồng
(THPL) - Một điểm đáng chú ý tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, MB đã dành tặng mỗi cổ đông tham dự trực tiếp một phần...26/04/2025 15:21:21Tuyển sinh lớp 1, 6 ở Hà Nội không thay đổi vì sáp nhập
(THPL) - Hà Nội sẽ giữ nguyên phương án phân tuyến học sinh vào lớp 1 và lớp 6 như đã công bố, bất chấp việc nhiều xã, phường sáp nhập và...26/04/2025 15:13:41