Thái Bình: Chính quyền “tùy tiện” thu hồi đất của người dân
(THPL) - Ngõ đi riêng tồn tại và gắn bó với gia đình gần 100 năm bỗng dưng bị chính quyền địa phương “hô biến” thành đất của người khác, cho phép xây dựng nhà ở khi đang tranh chấp khiến gia đình ông Trương Văn Kính ngụ tại thôn Thiện Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải bức xúc bao năm qua.
Tin liên quan
- Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
» Thái Bình: Có hay không chuyện nhà máy bông sợi "ngang nhiên" hoạt động không phép?
» Khởi tố Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình
» Thái Bình: Khởi tố 4 bị can liên quan đến đường dây "chạy" chế độ chất độc da cam
Theo ông Trương Văn Kính, toàn bộ diện tích đất đai gia đình tôi sở hữu và sử dụng hiện nay do cha tôi Trương Văn Kinh khai hoang từ năm 1940 để lại, đến năm 1996 tôi được UBND huyện Tiền Hải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số 445 QSDĐ/TH tại thửa đất 1664, tờ bản đồ số 03, cấp ngày 18/11/1996 với tổng diện tích hơn 577m². Năm 2015, ông Trương Văn Kính có tặng cho người con trai Trương Văn Thường 1 phần diện tích phía Tây, liền kề đường liên xã theo Giấy chứng nhận QSDĐ số CS000605 cấp ngày 24/08/2015.
Mọi chuyện bắt đầu từ khi mở rộng con đường trục liên xã đi qua phần đất, ngõ nhà ông Kính theo quy hoạch, lộ trình xây dựng nông thôn mới của xã Nam Thịnh. Ông Trương Văn Thường con trai ông Kính, bức xúc: “Từ khi chưa mở con đường liên xã này nhà tôi chỉ có 1 lối đi riêng duy nhất trải qua 3 thế hệ. Thế nhưng, không hiểu lý do gì mà UBND huyện thu hồi phần đất ngõ nhà tôi cấp cho hộ ông Phạm Văn Hiền theo Giấy chứng nhận QSDĐ số CH01917, cấp ngày 24/3/2011 mà gia đình tôi không nhận được một văn bản thông báo, quyết định thu hồi nào của các cấp chính quyền... Tôi đã nhiều lần phản ánh đến các cơ quan chức năng nhưng cho đến nay sự việc vẫn im lìm, khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn cho gia đình”. Ông Trương Văn Thường, nói thêm: “Do hoàn cảnh khó khăn nên tôi phải đi tha phương tận miền Nam kiếm sống, mọi việc đi đòi công lý đều dựa vào người cha già ở nhà. Thế nhưng, sau nhiều lần lên xuống đề nghị cơ quan chức năng trích xuất hồ sơ, bản đồ thửa đất nhưng đều nhận được sự từ chối?”. Qua thực tế, khi gia đình nhà ông Kính thuê dịch vụ ngoài đo đạc, xác định lại diện tích và sau khi trừ đi phần diện tích 121,8 m² mà ông Kính tặng cho ông Thường, đều thiếu hụt so với diện tích trên Giấy chứng nhận QSDĐ số 445 tại thửa đất 1664, tờ bản đồ 03 mà UBND huyện Tiền Hải cấp cho ông Kính từ năm 1996?.
Đỉnh điểm đến năm 2017, ông Phạm Văn Hiền tiến hành xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất đang tranh chấp, mặc cho gia đình ông Trương Văn Kính ra sức ngăn cản, nhờ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng can thiệp... nhưng đến nay ngôi nhà vẫn mọc lên kiên cố. Quá bức xúc, ông Kính đã lại “đâm” đơn đến các cơ quan chức năng, và được UBND huyện Tiền Hải trả lời qua Công văn số 80/UBND-TNMT: “Phần diện tích phía Tây nhà ông Kính đề nghị lối đi riêng là thửa đất của ông Trương Văn Thường và đất quốc phòng. Quy hoạch nông thôn mới không quy hoạch giao thông”. Nhưng thực tế, theo bản đồ số 20 thửa đất số 535 của ông Trương Văn Thường thì lại giáp với đường trục liên xã, gắn liền với ngõ gia đình ông Trương Văn Kính bao đời nay. Theo ông Đinh Văn Thủy, 76 tuổi, người cao tuổi nhất thôn Thiện Châu, khẳng định: “Tôi gắn bó với mảnh đất Thiện Châu này đến nay gần 76 năm rồi và thường xuyên qua lại với gia đình ông Trương Văn Kinh trên con ngõ rộng, đẹp hơn chứ không hẹp như bây giờ, nghe gia đình ông Kính thưa gửi cũng nhiều đơn từ đến nhiều cấp chính quyền nhưng tôi chưa thấy dù chỉ là cuộc hòa giải mà chính quyền địa phương tổ chức để còn tình nghĩa bà con lối xóm”. Ông Trương Văn Kính, than “kể từ khi chính quyền thu hồi phần đất ngõ không có một thông báo hay một quyết định thu hồi nào, cũng là lúc gia đình mất đi nguồn thu nhập qua cái quán nhỏ buôn bán trước ngõ của vợ tôi”.
Tiếp xúc với chính quyền, ông Bùi Kiên Quyết, Chủ tịch UBND xã Nam Thịnh, cho hay: “Về vụ việc của gia đình ông Trương Văn Kính chúng tôi đã giải quyết và tham mưu lên cấp trên, được UBND huyện trả lời ông Kính qua Công văn 80/UBND-TNMT rồi”. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi, tại sao thu hồi đất của người dân lại không có văn bản, quyết định thu hồi nào thì ông Quyết cáo từ bận, không trả lời?”. Hơn nữa, kể từ khi phát hiện, trong quá trình xây dựng nhà của gia đình bà Lành, ông Hiền gia đình ông Kính đã nhiều lần “đâm” đơn, trực tiếp lên UBND xã nhờ can thiệp nhưng đều bị… phớt lờ.
Trước sự việc bị chính quyền địa phương chèn ép, bưng bít… chúng tôi tìm và đặt vấn đề với cấp cao hơn, và được ông Phạm Hồng Tùng, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, trả lời: “Tôi mới lên nhận chức, có gì để tôi chỉ đạo và xem xét cụ thể vụ việc cho bà con, sẽ giải quyết sớm cho người dân”. Cũng với những câu hỏi đặt ra trong việc thu hồi còn nhiều bất cập, không văn bản thông báo, không 1 quyết định thu hồi, chính quyền địa phương thì bỏ ngoài tai đơn thư của người dân… ông Tùng nói lại, tôi sẽ cho rà soát lại và chỉnh đốn lại các cấp dưới”. Hơn nữa, chúng tôi luôn được ông Lại Văn Hoàn, Bí thư huyện Tiền Hải, luôn nhắc “điệp khúc” mỗi khi đề cập đến vụ việc nhà ông Trương Văn Kính: “Tôi sẽ chỉ đạo, nhắc nhở anh em giải quyết cho bà con sớm”. Thế nhưng, cho đến nay vụ việc đã kéo dài nhiều năm vẫn im lìm trong thất vọng của người dân?!
Mạnh Nghiệp
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt