Tàu cá không có thiết bị giám sát hành trình sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng
(THPL) - Các tàu cá đánh bắt ngoài khơi sẽ bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu không trang bị thiết bị giám sát hành trình.
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Kịp thời cứu ngư dân tàu cá NA 93607 TS gặp nạn trên Vịnh Bắc Bộ
» Cứu 17 ngư dân tàu cá NA 91927 TS gặp nạn trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ
» Hà Nội miễn phí đi tàu Cát Linh - Hà Đông trong 15 ngày đầu
Theo báo Lao động, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, từ ngày 5/7/2019, ngành thủy sản sẽ áp dụng mức phạt nặng từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm: Không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m theo quy định; không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên (trừ trường hợp bất khả kháng);
Cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
Không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần (trừ trường hợp bất khả kháng); không trang bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên theo quy định;
Đối với hành vi không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển (đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m, trừ trường hợp bất khả kháng) và các trường hợp tái phạm hành vi vi phạm, sẽ áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 3-6 tháng.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với các trường hợp tái phạm hành vi: Tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá mà không có sự giám sát của đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị; không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m (trừ trường hợp bất khả kháng); không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình bị hỏng (trừ trường hợp bất khả kháng); không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi không có trang bị thiết bị thông tin liên lạc theo quy định; không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m (trừ trường hợp bất khả kháng)...
Theo báo Dân trí, trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản có thể lên tới 1 tỷ đồng. Nghị định số 42/2019/NĐ-CP đã quy định rõ mức phạt đối với vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản.
Cụ thể, phạt tiền từ 300-500 triệu đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m theo quy định.
Phạt tiền từ 500-700 triệu đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24m khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
Đặc biệt, phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn; Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn.
Bên cạnh đó, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép đối với hành vi vi phạm quy định; tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 6-12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/7/2019.
Thanh Thanh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt