Tạm ứng 1.200 tỷ hỗ trợ các vùng có dịch tả lợn châu Phi
(THPL) - Phó Thủ tướng mới đây đã đề nghị Bộ Tài chính làm thủ tục tạm ứng ngay khoảng 1.200 tỷ đồng cho các địa phương trong vùng để hỗ trợ dân có lợn bị dịch.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Phát hiện dịch tả lợn châu Phi ở huyện miền núi Quảng Trị và Bình Định
» Đại dịch tả lợn châu Phi: Tiêu hủy hơn 2 triệu con lợn, thiệt hại 3.600 tỷ đồng
Trong cuộc họp về phương án hỗ trợ tài chính từ ngân sách Trung ương trong xử lý bệnh dịch tả lợn châu Phi chiều ngày 7/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, thống nhất kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc hỗ trợ vật nuôi tiêu huỷ theo tỉ lệ phần trăm giá thành; bổ sung đối tượng hỗ trợ là chủ doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên cơ sở xem xét các yếu tố tham gia bảo hiểm nông nghiệp (nếu có).
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị tăng hỗ trợ cho người tham gia tiêu huỷ phòng chống với mức sàn là 200.000 đồng/người/ngày thường và mức sàn 400.000 đồng/người/ngày nghỉ lễ và thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi cụ thể, phù hợp với đặc thù tài chính, ngân sách địa phương.
Phó Thủ tướng đề nghị dự thảo Nghị quyết giao các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ để xử lý công việc, trong đó đề nghị Bộ Tài chính làm thủ tục tạm ứng ngay khoảng 1.200 tỷ đồng cho các địa phương trong vùng để hỗ trợ dân có lợn bị dịch.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng đều cho biết đã phải tiêu huỷ trung bình 30% tổng đàn lợn của địa phương vì dịch bệnh này.
Theo báo cáo, ngày 1/3/2019, tỉnh Nam Định phát hiện ổ dịch đầu tiên và đã ngay lập tức “đóng băng” tổng đàn lợn 800.000 con. Từ đó tới nay đã có 220.000 con bị chết, tương đương 12.000 tấn.
Tỉnh Hưng Yên cũng đã phải tiêu huỷ 160.000 con lợn, chiếm gần 40% tổng đàn lợn, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bị xoá sổ hoàn toàn. Hiện chỉ còn 60% đàn lợn không bị dịch của các hộ, doanh nghiệp chăn nuôi có từ 300 con trở lên. Tỉnh này cho biết đang ưu tiên để bảo vệ khu vực này.
Bên cạnh nhiệm vụ ngăn chặn dịch thì khả năng chi trả hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại và chi phí tiêu huỷ dịch cũng là khó khăn không nhỏ của các địa phương này.
“Hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có lợn bị tiêu huỷ và chi phí cho tiêu huỷ lợn tuy là chính sách tài chính nhưng trong tình hình hiện nay, đây cũng sẽ là một giải pháp để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Ngô Gia Tự nhận định.
Ông Ngô Gia Tự cho biết thực hiện Nghị định số 02/2017/NĐ-CP và Nghị quyết số 16 phiên họp thường kỳ tháng 2/2019 của Chính phủ, tổng mức kinh phí hỗ trợ cho 12.000 tấn lợn chết là 442 tỷ đồng trong khi ngân sách địa phương eo hẹp, nên việc trích 13% ngân sách địa phương cũng không thể làm được trong khi ngân sách Trung ương chưa hỗ trợ kịp.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hoàng Giang cho biết đã chi trả hỗ trợ 150 tỷ đồng cho 70.000 tấn thịt lợn bị tiêu huỷ nhưng vẫn còn rất thiếu.
Tỉnh Hà Nam cũng đã sử dụng 54 tỷ đồng (50% nguồn dự phòng địa phương) để hỗ trợ cho 23% tổng đàn bị chết vì dịch và cũng đang chờ hỗ trợ từ Trung ương. Ngoài việc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn chết vì dịch, các địa phương cũng nêu lên khó khăn nữa là chi phí hỗ trợ cho công tác tiêu huỷ, chôn lấp lợn bị dịch còn thấp.
Ông Nguyễn Tất Thành, Chi cục Trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Phú Thọ cho biết, các đội kiểm soát lưu động, chốt kiểm dịch trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ đã kiểm soát được gần 8.000 phương tiện vận chuyển trên 247.380 con động vật các loại, xử phạt 8 trường hợp vi phạm hành chính với số tiền phạt là 48,5 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 92kg sản phẩm động vật.
Ngoài ra, qua rà soát, nắm bắt việc giết mổ, kinh doanh thịt lợn và sản phẩm từ lợn ở 184 chợ, đoàn kiểm tra cũng phát hiện 1.084 lượt hộ không có xác nhận về nguồn gốc…
Tại tỉnh Thái Bình, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đã giao Ban cán sự Ủy ban Nhân dân tỉnh khẩn trương xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo chuỗi liên kết;” trong đó, xác định chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng đàn lợn, phát triển chăn nuôi đàn trâu, bò lấy thịt và lấy sữa là đối tượng con nuôi chủ lực.
Mục tiêu trong 5 năm tới, tỉnh Thái Bình phát triển quy mô đàn tăng gấp 4-5 lần so với hiện nay. Đồng thời, tỉnh Thái Bình cũng sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích chăn nuôi bò theo quy mô hộ gia đình trong chuỗi liên kết; chính sách thu hút doanh nghiệp hạt nhân đầu tư phát triển các dự án chăn nuôi trâu bò tập trung, quy mô lớn, cung cấp dịch vụ chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với nông hộ.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình, hiện việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi đã có dấu hiệu khả quan hơn. Cụ thể, đến ngày 5/6, toàn tỉnh có 12 xã hết dịch và 9 xã thuộc 4 huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Kiến Xương và huyện Thái Thụy trong vòng 30 ngày qua không phát sinh thêm lợn ốm, chết.
Tuy nhiên, theo ngành chức năng địa phương, việc phòng chống dịch vẫn đang là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, không thể lơ là, chủ quan bởi mầm bệnh có thể lây lan và tái phát bất cứ lúc nào.
Tính đến chiều 5/6, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 53 tỉnh, thành với số lượng lợn tiêu hủy là hơn 2,2 triệu con.
Nam Phong
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Tìm mua sim số đẹp tại simsodepami.com