Sữa học đường: Ưu tiên hàng đầu cho những “công dân nhí”
(THPL) - Hơn ba phần tư thế kỉ qua, các “công dân nhí” của Nhật Bản, Mỹ, Anh quốc… đã được sử dụng những ly sữa học đường. Trong những giai đoạn khó khăn nhất, sữa vẫn là một phần không thể thiếu được trong bữa ăn tại các trường học. Giờ đây, những “công dân nhí” của Việt Nam cũng sẽ được hưởng thụ những ly sữa học đường không kém gì Châu Âu, Mỹ, Nhật…
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Nguồn dinh dưỡng tối quan trọng
Sữa được các nhà khoa học Mỹ đánh giá là nguồn cung cấp số 1 trong số 9 loại dinh dưỡng tối cần thiết cho sự phát triển ở trẻ em và người đang trưởng thành. Chính vì vậy, vấn đề sữa học đường cũng được quốc gia này đặc biệt chú trọng.
Không phải chỉ đến thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ mới quan tâm đến vấn đề này. Ngay từ tháng 6.1940, tại Chicago, chính quyền bang đã phát động một chương trình cung cấp sữa học đường. Đầu tiên, chương trình chỉ hạn chế ở 15 trường tiểu học với 13.256 học sinh tham gia. Đối tượng được cung cấp sữa miễn phí là những học sinh nghèo, hoặc cha mẹ các em chỉ phải trả mức phí tượng trưng 1 cent cho 250ml sữa. Toàn bộ các chi phí trên do các nhà quyên góp tài trợ.
Tới năm 1966, Chương trình Sữa học đường đã trở thành phần quan trọng trong Luật dinh dưỡng cho trẻ em. Với sự ra đời của luật, lượng sữa tiêu thụ tại các trường học của Mỹ đã lên đến con số 2,7 tỷ pint (tương đương hơn 1 tỷ lít sữa).
Cho đến những năm 80, do vấn đề thâm hụt ngân sách, chính phủ quyết định cắt giảm các khoản trợ cấp cho bữa ăn học đường, trong đó có cả vấn đề cung cấp sữa. Tới tháng 5.2015, nghị sỹ Thompson đã trình Quốc hội dự thảo Luật dinh dưỡng sữa học đường 2015. Theo đó, trong các bữa ăn tại trường, học sinh sẽ được cung cấp nhiều loại sữa khác nhau để đảm bảo cân bằng chất.
Còn tại Nhật Bản, trước và trong chiến tranh thế giới II, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã rất chú trọng và quan tâm đến bữa ăn trưa, trong đó có sữa cho học sinh, như là cách để nâng cao sức khỏe và thể trạng cho các em. Tuy nhiên, do khó khăn nên sữa chưa được phổ biến.
Những năm 1980, báo chí Nhật Bản đưa tin về sự thiếu hụt canxi trong chế độ ăn của trẻ em. Năm 1998, Bộ Giáo dục đã phải ra một bản báo cáo về tình trạng khẩu phần ăn nghèo nàn của học sinh ở nhà, nhấn mạnh đến việc thiếu hụt canxi đã làm ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như thể lực của học sinh ở trường. Chính phủ sau đó đã chính thức yêu cầu các trường học phải cải thiện lượng canxi hàng ngày cho các em, khuyến khích tăng sử dụng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi trong các bữa ăn ở trường.
Sau khi Luật Bữa trưa học đường được xem xét lại năm 2009, một số mục tiêu mới đã được thêm vào, Nhật Bản đẩy mạnh giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng, được gọi là shokuiku. Trong đó, sữa tươi là một thành phần đóng vai trò dinh dưỡng chính trong bữa trưa của học sinh. Thông thường, các học sinh tiểu học được yêu cầu uống một cốc sữa vào bữa trưa. Chính phủ đất nước mặt trời mọc cho rằng, thói quen lành mạnh này sẽ giúp cung cấp cho trẻ nhỏ lượng đạm, vitamin và canxi cần thiết hằng ngày.
Ly sữa đạt chuẩn tạo dựng thế hệ vàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Chương trình Sữa học đường đã được nhắc tới từ 5-6 năm trước nhưng vẫn chưa phổ biến. Ngày 28.9 vừa qua, tại Cầu truyền hình trực tiếp “Sữa học đường- Vì tầm vóc Việt”, lần đầu tiên Chương trình Sữa học đường Quốc gia được công bố với nhiều mục tiêu cụ thể và đưa ra các giải pháp toàn diện.
Bà Thái Hương- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH chia sẻ: “Sữa học đường thế giới đã có từ lâu nhưng Việt Nam bây giờ mới chạm tới cửa ngõ của hạnh phúc đó. Tôi nghĩ đó không phải là hạnh phúc của cá nhân mà là hạnh phúc của đất nước, quan tâm đến trẻ em hiện nay thì chính là quan tâm đến tương lai đất nước trong 20 – 30 năm nữa”.
Dẫu đi sau nhưng các “công dân nhí” của Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận với những ly sữa học đường chất lượng không thua kém ly sữa ở Nhật Bản, ở Mỹ- ngay cả với những học sinh nghèo ở những vùng khó khăn. Đó chính là điểm nhấn của Chương trình Sữa học đường vừa được công bố.
Trong Chương trình này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế ban hành quy định tiêu chuẩn sản phẩm sữa tươi học đường.
Trước đó từ rất sớm, tập đoàn TH, đơn vị tiên phong triển khai Chương trình Sữa học đường, đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng trên 3.600 học sinh tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) và cho ra đời sản phẩm TH school MILK. Đây là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em và cũng là sản phẩm sữa học đường đầu tiên đạt tiêu chuẩn sữa tươi học đường.
Thời gian tới, khi đồng hành cùng các tỉnh triển khai Chương trình này, sữa học đường TH school MILK sẽ được cung cấp cho các trường học từ thành thị tới nông thôn, miền núi. Như công dân Nhật Bản, Mỹ...học sinh mầm non, tiểu học tại Việt Nam trong bữa ăn trưa và ăn xế học đường sẽ được uống ly sữa tươi đạt chuẩn để phát triển tầm vóc, thể lực cho ngày mai.
Ngày 8.7.2016, quyết định số 1340/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực học sinh mẫu giáo, tiểu học chính thức được ra đời. Quyết định này nhấn mạnh về việc Ban hành quy định tiêu chuẩn sản phẩm sữa tươi học đường. Ngày 28.9.2016, Bộ Y tế đã có quyết định 5454/BYT quy định rõ tiêu chuẩn sản phẩm sữa học đường là sữa tươi. |
Lam Phan
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt