19:51 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Sau Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 2 về số lao động tại Nhật Bản

13:10 26/01/2019

(THPL) - Trung Quốc đứng đầu danh sách với gần 390.000 công nhân tại Nhật Bản tính đến tháng 10, chiếm 27%, trong khi đó Việt Nam xếp sau Trung Quốc về số lượng lao động tại Nhật Bản với hơn 310.000 người, chiếm 22%.

Số người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 1,46 triệu người, tăng gấp đôi trong 5 năm qua khi đất nước trải qua tình trạng thiếu lao động, Nikkei Asian Review dẫn dữ liệu chính phủ Nhật cho hay.


Con số tính đến tháng 10.2018 thể hiện mức tăng 14% so với năm trước và là năm tăng thứ 6 liên tiếp, theo dữ liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật công bố.

Trung Quốc đứng đầu danh sách với gần 390.000 công nhân tại Nhật Bản tính đến tháng 10, chiếm 27% nhân viên nước ngoài của Nhật Bản.

Việt Nam đứng thứ hai, với hơn 310.000 người, chiếm 22%. Philippines theo sau với khoảng 160.000 công nhân, tương đương 11%. Lao động Việt Nam tăng nhiều nhất về tỷ lệ phần trăm, với mức tăng 32% trong năm qua.

Khoảng 430.000 công nhân nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, tương đương 30%, làm việc trong các ngành sản xuất. Các lĩnh vực khác, như bán lẻ cũng như dịch vụ thực phẩm và đồ uống, đóng góp khoảng 14%-17% tổng số lao động.

Mặc dù số lượng lao động nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng, họ vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng lực lượng lao động của Nhật Bản chỉ ở mức 2%.

Tính về lĩnh vực, ngành chế tạo có số lượng người lao động nước ngoài lớn nhất, với 434.342 người, tiếp đó đến ngành bán lẻ với 186.061 người, ngành khách sạn và phục vụ ăn uống với 185.050 người và 230.510 người làm việc trong các ngành dịch vụ khác tại Nhật Bản.

Hồi tháng 12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn luật mới, từ đó chính thức mở đường cho tiếp nhận lực lượng lao động phổ thông nước ngoài. Theo hệ thống thị thực mới bắt đầu áp dụng từ tháng 4 tới, có tới 340.000 người nước ngoài sẽ được cấp phép làm việc trong 5 năm tới trong 14 lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng, trồng trọt và điều dưỡng. Đây là một sự thay đổi lớn trong chính sách của Nhật Bản, đất nước từng chỉ cấp thị thực lao động cho những người trí thức cao như bác sỹ, luật sư và giáo viên.

Nam Phong

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu