Sao Mai: Những giá trị và thử thách mới
(THPL) - 20 năm của cuộc thi ca nhạc truyền hình toàn quốc Sao Mai, cũng là 20 năm mà nhiều ca nhạc sĩ cùng những người làm truyền hình đã gặp nhau và chung bước. Nghĩ đến chiều dài khoảng thời gian ấy, tôi ngỡ ngàng trước tuổi đời của một cuộc thi âm nhạc mà chính mình đã có nhiều năm gắn bó.
Tin liên quan
- Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
Fashion show Timeless: Món quà Thu Đông đặc sắc của thương hiệu thời trang Elise
Ở một số vai trò khác nhau, tôi cùng ban nhạc của mình đã được tham gia sản xuất chuỗi chương trình Sao Mai liên tục từ 2003 đến 2007, và sau đó là năm 2012, có 3 điều ấn tượng mà Sao Mai gây ấn tượng với cá nhân tôi. Thứ nhất, chuỗi chương trình này ra đời năm 1997 vào giai đoạn âm nhạc đương đại (trước đây còn gọi là nhạc nhẹ) chỉ mới vừa bắt đầu có một đời sống tại Hà Nội. Bởi hấp lực của truyền hình ngày ấy là rất lớn, ngoài việc theo sát và phản ánh đời sống ca nhạc qua mỗi năm, Sao Mai ra đời đã kích thích sự phát triển âm nhạc mạnh mẽ, đặc biệt là âm nhạc ở miền Bắc.
Thứ hai, có thể nói rằng Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam là một tập thể làm văn hóa nghệ thuật đầu tiên là nơi đủ tiềm lực để chính thức chia ra một số dòng nhạc đương đại vào năm 2004 (Sao Mai Điểm Hẹn, với Pop, Rock, R&B, Dance) và sau đó cũng chia ba mảng nhạc thính phòng, dân gian và nhạc nhẹ vào năm 2005 (Sao Mai), ở vào thời điểm âm nhạc đương đại Việt Nam khi ấy vẫn còn khá sơ khai, thiếu cơ sở khoa học, mà không hề có nơi nào quan tâm thiết kế một cách bài bản.
Trong những năm tháng ấy, hầu hết mọi ca khúc thường được nhìn nhận với một vài khái niệm nghèo nàn và dễ hiểu lầm như nhạc nhẹ, nhạc đỏ, có khi gọi chung là Vpop. Điểm thứ ba vốn cần những nhà nghiên cứu kinh tế, truyền thông, đặc biệt là những người làm văn hóa lưu tâm, đó là mục tiêu cốt lõi tìm kiếm tài năng và độ bền của chuỗi chương trình này.
Kể từ những năm 2007, bên cạnh rất nhiều các gameshow, truyền hình thực tế, các cuộc đua tài ca nhạc tương tác nhập khẩu đã nở rộ tạo ra những làn gió tươi mới, mang lại rất nhiều nguồn vui cho khán giả truyền hình, Sao Mai với câu chuyện cơ chế, khó khăn tài chính, trở thành một câu hỏi rằng tại sao một sản phẩm “con đẻ” của Đài truyền hình nhưng không được ưu tiên phát sóng giờ vàng kênh vàng như những cuộc thi âm nhạc tư nhân, nhưng Sao Mai vẫn tồn tại cho đến hôm nay và vẫn đang nhận được sự chia sẻ ủng hộ của giới âm nhạc.
Cũng như nhiều người từng gắn bó và có tình cảm với cuộc thi âm nhạc truyền hình này, tôi nghĩ Sao Mai là một chuỗi sự kiện mà ở đó những người làm văn nghệ truyền hình nhưng đã thực sự đi sâu vào công việc làm văn hóa, không rõ là hữu ý hay tình cờ nhưng gắn buộc với mục đích đó.
Chuỗi chương trình Sao Mai có năm này năm khác, có những mùa bội thu và có khi trắng tay, không tìm ra nhân tố thuyết phục. Có những đêm nhạc dở, nhưng nó vẫn là sân chơi đề cao tính chuyên môn âm nhạc, tìm ra những giọng hát hay hát bền cho đời, nói không với những kịch bản câu khách hay những gia vị phù phiếm, nên nó được mến yêu và ủng hộ, ít nhất là từ giới văn hóa nghệ thuật và truyền thông nói chung, giới âm nhạc nói riêng.
Không ít người băn khoăn, vậy tính chuyên môn ở chuỗi chương trinh Sao Mai là gì. Nếu Sao Mai sau này không đủ hấp dẫn, thì tính chuyên môn đó có phải một tháp ngà vu vơ nào đó hay không, làm gì có chương trình âm nhạc nào lại không mang tính chuyên môn. Tôi cũng tự hỏi nhiều lần những câu hỏi này, và xin gắng chia sẻ dù có thể nói không đủ, rằng ta cần hiểu chuyên môn ở chuỗi chương trinh Sao Mai là chuyên môn của những con người làm văn hóa nghệ thuật có tâm hồn, tri thức và trách nhiệm.
Ở ngành nào cũng vậy, mỗi chuyên môn không phải chỉ là việc áp dụng những kỹ thuật chuyên ngành mình cho một công việc để đạt được một kết quả cho riêng một tầng lớp hay nhóm người trong một thời điểm nhất định, nó còn đòi hỏi thái độ và hành động sử dụng chuyên môn theo đúng quy tắc của chuyên môn ấy, và để nhằm mang lại lợi ích sâu bền trọn vẹn cho cả mình và cho cộng đồng.
Thành công hay không là một chuyện khác, nhưng chuyên môn âm nhạc chỉ là chuyên môn âm nhạc khi một người hay một tập thể chọn ra mục tiêu có giá trị mà ai cũng thấy cùng một thái độ tử tế nhất dành cho âm nhạc và dành cho hàng triệu khán giả âm nhạc, chuỗi chương trinh Sao Mai có gắn buộc và đề cao tính chuyên môn theo cách như vậy, tạo ra cái không gian chuyên môn như vậy, nó khác với tính chuyên môn ở không ít những chương trình ca nhạc nặng giải trí và kinh doanh truyền hình bây giờ.
Giới trẻ ngày nay có thể không còn thích nghe thính phòng hay nhưng ca khúc dân gian, nhưng nếu ở một xã hội mà văn hóa nghệ thuật được quan tâm chăm lo đúng mực, đó lại là những dòng chảy âm nhạc nền tảng, là cái gốc, hay phần chìm, để từ đó xác lập được những giá trị âm nhạc mới đặc sắc của riêng đất nước đó trong thời hội nhập.
Chung kết Sao Mai 2003 tại Tuần Châu, tôi còn nhớ lần đầu tiên dàn nhạc của mình kết hợp với một dàn nhạc dây cổ điển, điều đó mở ra một giai đoạn mà việc hòa trộn các thành phần dàn nhạc trở nên phổ biến trên sóng truyền hình cũng như trên những sân khấu ca nhạc. Ngày nay, có những nhóm cổ điển hoạt động rất tốt, đắt show ca nhạc, những ví dụ như vậy đi ra từ Sao Mai và Sao Mai Điểm Hẹn không ít, đó là những ví dụ của sự học hỏi và phát triển, là những bước đi nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa mà chuỗi chương trình này với sứ mệnh của nó, dù tình cờ hay hữu ý, đã tạo ra.
Cũng như thế, nhiều người hiện đại trong nước ngoảnh mặt lại với âm nhạc dân gian, nhưng hãy hỏi những người sống xa quê hương, họ sẽ nói cho ta âm nhạc quê hương mình thật ra cần là những gì. Cái gốc và cái ngọn không đảo ngược cho nhau được, trong âm nhạc cũng vậy, muốn có một kỹ thuật sáng tạo hay ca hát một ca khúc đương đại riêng, người nghệ sĩ có thể phải học và hòa trộn từ nền tảng những kỹ thuật cổ điển căn bản, lắng nghe những làn điệu dân gian.
Thiếu đi đời sống âm nhạc được trải rộng, tôn trọng và chia đều cơ hội khắp các miền âm nhạc, chỉ bó hẹp sản xuất ở những miền âm nhạc ăn khách, đó sẽ là điều đáng tiếc, dẫn tới biết bao mặt trái tiềm tàng của chính sự phát triển mà những thị phi showbiz hàng ngày, tận thu và đổi chác trong một đời sống văn hóa đang đảo lộn là ví dụ sinh động. Thật may chuỗi chương trình Sao Mai vẫn đã giữ lại tinh thần văn hóa của nó, chuyên môn âm nhạc được trải rộng từ những bản nhạc và nghệ sĩ biểu diễn dân gian, nhạc thính phòng cổ điển, và những bản nhạc đương đại tươi mới, bền bỉ trong 20 năm qua, mang lại nhiều lớp ca sĩ thành danh giàu tự trọng đã và đang hoạt động sôi nổi trong đời sống.
Trong nền kinh tế thị trường, cũng như đời sống đề cao lối sống hiện nay, chuỗi chương trình Sao Mai đang đứng trước những đòi hỏi mới, một mặt nó vẫn phải mang vang sứ mệnh, bản sắc, và phương hướng riêng vốn đã gắn bó và phát triển, một mặt cũng cần trở nên tươi tắn hấp dẫn hơn, thu hút nhiều hơn nghệ sĩ khán giả mọi miền, với đông đảo hơn ca nhạc sĩ miền Nam, miền Trung, hay hải ngoại, để mang lại hiệu quả nhiều hơn cho đơn vị sản xuất cũng như cho khán giả.
Như vậy, Sao Mai cần được đầu tư quan tâm mạnh hơn về chính sách và tài chính, năng động hơn để tìm gặp và chia sẻ lợi ích văn hóa với các nhà đầu tư, cần có những nhân tố thiết kế chiến lược bài bản để có những bước đột phá mạnh xứng đáng với tầm vóc và truyền thống của chuỗi chương trình, từ khởi động, tổ chức và cả những gì sẽ dành cho các ca sĩ sau khi bước ra sau cuộc thi, đã tổ chức thì cần đi đến tận ngóc ngách mọi yêu cầu.
Tuy rằng mọi chương trình, cuộc thi, đều luôn cần sự thay đổi để hoàn thiện, nhưng thay đổi có chọn lọc và giữ lại những gì tốt đẹp lại chính là điều mà nhiều người làm âm nhạc, truyền thông, vẫn mong chờ ở chuỗi chương trinh này.
Cách đi tìm kiếm tài năng có thể thay đổi nhưng mục đích tìm kiếm tài năng không thể thay đổi, từng phạm vi chuyên môn hay tổ chức có thể thay đổi nhưng thái độ và trách nhiệm sử dụng chuyên môn thì không nên thay đổi. Để có được sự ủng hộ như ngày hôm nay, Sao Mai đã và vẫn chọn những mục tiêu ý nghĩa cùng thái độ tử tế dành cho nền ca nhạc và dành cho khán giả ca nhạc, bền trong suốt 20 năm qua, những điều đó hoàn toàn không cần thay đổi.
Khi nghĩ đến 20 năm của Sao Mai, và Sao Mai trong tương lai, tôi cũng nghĩ đến những người làm chuỗi chương trình này. Một lần nữa tự hỏi rằng câu chuyện văn hóa nghệ thuật lẽ thường phải là câu chuyện của cả quốc gia, của những người có khả năng tạo ra hoặc vận dụng chính sách. Một cuộc thi âm nhạc tìm kiếm tài năng quy mô quốc gia cần những gì để có quy mô và tầm vóc phù hợp, liệu có cần hay không sự ủng hộ và nguồn lực quốc gia, tại sao không thể xem nó như một sản phẩm để nâng cao và cải tạo đời sống văn hoá, khi đối tượng của nó là hàng chục triệu khán giả truyền hình trong và ngoài nước với 20 năm truyền thống.
Ngày gặp lại trong đêm Gala Sao Mai 20 năm vừa rồi, tôi gặp nhiều người thầy âm nhạc, nhiều ca nhạc sĩ, những cô chú anh chị em làm truyền hình, ôn lại những kỉ niệm vui, thời sự mỗi giai đoạn, cảm thấy vui thật vui bởi đã có cùng nhau một "điểm hẹn" để có lúc trở lại, có chung 1 miền đam mê để trò chuyện, chung 1 công việc thú vị để hoạt động.
Tất cả chúng tôi vẫn tươi cười, gạt mọi sự sang một bên để chỉ dành chỗ cho những câu chuyện về một Sao Mai 20 tuổi. Tuổi 20 vốn thật đẹp đẽ, tuổi 20 bây giờ cũng đứng trước bao nhiêu áp lực và đòi hỏi, tuổi 20 cần được sẻ chia, tận hiểu và khích lệ, để bước vào một chặng đường mới với nhiều ý nghĩa và thành quả lớn hơn.
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt