Phận đời hiu hắt của mẹ già 90 tuổi chăm sóc 2 con tâm thần
(THPL) - Ở cái tuổi 90 nhưng nhưng cụ Lê Thị Nhị, ở thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chưa bao giờ được ngủ ngon giấc, đến tự lo cho bản thân còn khó nhưng lại là chỗ dựa cho 2 người con mắc bệnh tâm thần từ nhỏ.
Tin liên quan
- Lan toả chương trình thiện nguyện “Ấm áp yêu thương”
Nhà vô địch AFF Cup Hai Long làm ấm lòng người hâm mộ
Lan toả niềm vui Tết qua chương trình “63 gắn kết – 1 Tết sum vầy”
Quỹ Trăng Khuyết: Cầu nối yêu thương trong phong trào chăm sóc người cao tuổi 2024
Tháng Tri ân khách hàng: Ngành điện miền Nam “Thắp sáng niềm tin” cho các hộ nghèo
Hằng ngày, cụ phải bươn chải bán rau để nuôi 2 người con mắc bệnh tâm thần. Mong ước giản dị những ngày cuối đời của người mẹ nghèo ấy là một bữa cơm gia đình có đầy đủ cá thịt.
Chưa bao giờ hết khổ!
“Hoàn cảnh nhà cụ Nhị ở đây ai cũng thương cảm, bao nhiêu năm qua nghèo đói vẫn nghèo đói, đến miếng cơm manh áo bà con cũng phải quyên góp ủng hộ cho gia đình. Mẹ già gần 90 tuổi đến đi còn chẳng nổi, mà vẫn phải chăm nom 2 đứa con tâm thần, thật tội…!”. Đó là đôi lời chia sẻ của bác Lê Văn Đắc, trưởng thôn Đọi Nhì, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam khi dẫn chúng tôi vào thăm nhà cụ Lê Thị Nhị (SN 1931).
Trong xóm nghèo của xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam không ai khỏi xót xa khi nhắc đến gia cảnh của mẹ con cụ Lê Thị Nhị. Ở cái tuổi lẽ ra phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già nhờ con cháu. Thế nhưng, hằng ngày cụ Nhị vẫn phải nai lưng kiếm ăn và chăm lo cho 2 con bệnh tật. Căn nhà nhỏ của 3 mẹ con cụ Nhị nằm vắng lặng, buồn rầu cạnh con đường cuối làng.
Đang cặm cụi nhặt mấy dải khoai ngứa vừa kiếm được cho bữa ăn trưa, thấy nhà có khách cụ Nhị lấy cái ghế nhựa thay làm gậy run rẩy đứng lên. Chỉ mấy cái ghế gỗ cũ đã lung lay, và bám đầy bụi bẩn cho khách ngồi, cụ giãi bày: “Các anh ngồi tạm ở đây ạ, các anh thông cảm nhà tôi chẳng mấy khi có khách, nên chén uống nước cũng chẳng có…”. Nói rồi với cái lưng đã còng rạp, cụ khó nhọc lê từng bước sang cái giường cũ kĩ, ọp ẹp bừa bộn đủ thứ linh tinh.
Nắm chặt 2 bàn tay, hướng mắt về phía người phụ nữ trung niên đang bần thần ngồi nép mình vào góc nhà, cụ Nhị buồn rầu: “Nó là con Nụ con tôi, năm nay cũng 57 tuổi rồi, em nó bị như thế từ nhỏ, chẳng nói chẳng rằng, chẳng biết làm gì cả…”. Rồi chỉ tay về phía người đàn ông đang lảm nhảm nói cười hềnh hệch ngây dại 1 mình.
Cụ Nhị ứa nước mắt: “Đây là thằng Thắng, cũng 46 tuổi rồi, nó cũng bị bệnh tâm thần từ bé, suốt ngày nói nhảm rồi đi lang thang, phá phách các quán bán đồ của làng xóm, đói thì về, trông nom nó cực lắm. Nó bị bệnh nhưng khỏe lắm, mỗi lần lên cơn điên là không ai giữ nổi. Một lần bứt xích chạy qua nhà đập phá, tôi phải nhờ 5 thanh niên trong xóm mới vật được nó ra xích lại. Đấy, các bác xem, lạnh thế này tôi mặc cho nó cái quần dài mà nó cứ kéo lên quá đầu gối. Nhiều lần nó đi lạc, thương con gia đình lại đi khắp nơi tìm kiếm. Giờ thì phải xăm số điện thoại, địa chỉ nhà trên cánh tay phải để có đi lạc mọi người còn biết mà gọi về báo. Nó thường vác dao đuổi chém người ta, cực chẳng đã tôi phải nhờ bà con lối xóm xuống đưa nó đi gửi vào bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Nam gấp. Lúc đi Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Nam, bác sĩ bảo nó bị đứt một số dây thần kinh rồi, suốt đời không chạy chữa được nữa…”.
Nhớ về cuộc đời cơ cực của mình, cụ già đã gần 90 tuổi đưa bàn tay nhăn nheo quệt nước mắt, rồi tiếp tục câu chuyện. 2 cụ sinh hạ 7 người con, vì nhà đông con nên thường xuyên thiếu đói, các con lại chẳng được học hành đầy đủ. 2 người thì mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, 5 người con khác cũng nghèo khó chẳng thể đỡ đần cha mẹ. Năm 2015, người con trai cả của cụ là Bùi Văn Đáng cũng phát bệnh tâm thần nặng, hiện giờ vợ con phải nhốt trong nhà.
Hơn nửa thế kỷ chăm sóc cho 2 đứa con tội nghiệp, người đàn ông đầu ấp tay gối của cụ đồng hành với cụ đến năm 2004 thì bỏ mẹ con cụ "ra đi". Giờ đây chỉ còn mình cụ, mắt đã mờ, lưng thì còng rạp, chân đau mỏi nhưng cụ chẳng thể nghỉ ngơi. Bởi “bọn nó chẳng chịu ai, chỉ tôi mới chăm được chúng thôi ! Tôi còn sống ngày nào thì lo cho chúng nó ngày đấy…”.
Không khí trong căn nhà tồi tàn càng thêm hiu quạnh, bởi ngồi trong nhà cụ Nhị mà gió cứ hun hút. Đưa mắt nhìn khắp ngôi nhà trống hoác, xiêu vẹo, tôi không khỏi lo ngại cho mẹ con cụ. Như hiểu ý chúng tôi, cụ Nhị bảo:“Căn nhà này đã mục nát lắm rồi, trời mưa là trong nhà cũng như ngoài sân, năm kia cái bếp cũng đã sập nên phải mang luôn vào trong nhà để nấu. Cái buồng thì bị sập một bức bao năm qua chưa xây được mà chỉ kê gạch tạm để đó. Những lúc trời mưa bão là phải nhờ người bắt 2 đứa kia đi nơi khác, vì sợ nhà sập lúc nào không biết được…”.
Anh Thắng bỗng hoa chân múa tay kêu đói,… Mớ dải khoai ngứa vẫn chưa nhặt xong, cụ Nhị vội vàng xúc tạm bát cơm nguội, rắc lên vài hạt muối trắng. Nhìn các con ăn, từ trong hốc mắt sâu thẳm của người mẹ già, chắt ra 2 giọt nước lăn nhanh trên đôi gò má teo tóp. Cụ đã khóc, nhưng không còn nước mắt để rơi, bởi lẽ cuộc đời quá ư bất hạnh đã lấy đi hết mọi thứ của cụ, đến cả những giọt nước mắt cuối cùng…!
"Ráng ăn nhiều cho có sức con ơi! Ăn đỡ bún với nước mắm rồi chiều mẹ đi bán rau có tiền mua thêm xíu cá cho con bồi bổ. Ráng lên nghe con! ", cụ Nhị thì thầm với cô con gái đang cười hềnh hệch ngây dại ở góc nhà
"Tôi chỉ ước có được bữa cơm đầy đủ cá, thịt "
Chừng 10 giờ sáng, với chiếc lưng còng gần sát đất, cụ Nhị khệ nệ xách giỏ rau đi bán. Theo chân cụ khoảng 500 mét, chúng tôi ghé khu chợ của xã Đọi Sơn. Nghe hỏi cụ Nhị, tiểu thương khắp chợ đều xúm lại kể về cảnh bần hàn của cụ.
Nói là hàng rau cho "oai" chứ thực chất chỉ lèo tèo vài ba thức rau đơn giản như cải bắp, hành ngò, cà chua, và dăm kg chanh, ớt… Gần 10 năm nay, dù tuổi ngày một cao, sức khỏe ngày một yếu nhưng cụ Nhị luôn là người đến chợ sớm nhất và ra về muộn nhất. Gánh rau của cụ mỗi ngày chỉ bán vỏn vẹn được chừng 20.000 đồng và chủ yếu là người ta thương tình nên mua giúp.
Tuy cuộc sống khổ cực là vậy nhưng khi chúng tôi hỏi về ước mơ của mình, cụ Nhị chỉ có vỏn vẹn một điều ước: "Tôi già rồi, chân đi không nổi nữa. Còn ráng đi bán được ngày nào thì ráng. Tôi chỉ lo mình chết thì hai đứa con bệnh tật không ai chăm sóc. Tội nghiệp, chúng nó ngày nào cũng phải ăn cơm với nước mắm và rau hết. Nếu nếu có điều ước thật, tôi chỉ cầu mong cho gia đình có được bữa cơm có đầy đủ cá thịt, để các con tôi được ăn ngon những ngày cuối đời…".
Chia tay bà lão khốn khổ ra về khi trời đã nhá nhem tối, chợ đã vãn dần nhưng cụ Nhị vẫn cố nán lại để chờ người mua. Nhìn vào đôi mắt già nua đã đục dần, nghĩ đến những bước đi khó nhọc của cụ, chúng tôi tự hỏi không biết rồi đây, người mẹ già bất hạnh ấy sẽ cầm cự với gánh hàng rau ấy thêm được bao lâu nữa ?!
Tin khác
-
Giá đào Tết tăng cao khiến khách mua không mặn mà, người bán lo lắng
-
Bánh kẹo, bia hàng Tết vẫn đang "ngóng" khách
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
Bộ GTVT vừa thông tin kế hoạch trong năm 2025, có 4 dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.19/01/2025 09:00:36Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” lại trở thành một điểm sáng nghĩa tình chăm lo đời sống...19/01/2025 08:53:00Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024