11:31 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ông Trump và ông Abe bàn về khả năng bắn hạ tên lửa Triều Tiên

15:39 06/11/2017

(THPL) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, Nhật có thể bắn rơi các tên lửa Triều Tiên bằng thiết bị quân sự mua của Mỹ.

Theo báo VOV, ông Donald Trump hôm qua (5/11) tới Nhật Bản, chính thức bắt đầu chuyến thăm châu Á dài ngày nhất trong ¼ thế kỷ của một vị Tổng thống Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Triều Tiên.

Lời cảnh báo đầu tiên mà ông Donald Trump đưa ra khi đặt chân tới châu Á cũng là dành cho Triều Tiên khi tuyên bố, không một nước nào nên liều lĩnh xem thường nước Mỹ, bởi Mỹ sẽ không bao giờ nhân nhượng khi cần thiết để bảo vệ người dân của mình.

Phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Nhật Bản ngay khi tới căn cứ quân sự Yokota, phía Tây Nhật Bản, Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định, Nhật Bản là một đối tác đáng quý và là một đồng minh quan trọng của Mỹ.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ hay lung lay quyết tâm bảo vệ nhân dân của chúng tôi, cũng như bảo vệ tự do và lá cờ nước Mỹ. Không có chế độ hay quốc gia nào trên thế giới nên đánh giá thấp quyết tâm của Mỹ” – Tổng thống Donald Trump nói. 

my-nhat-2
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, theo báo Vnexpress, trả lời một câu hỏi dành cho ông Abe về khả năng Nhật đánh chặn tên lửa Triều Tiên khi chúng bay qua lãnh thổ, ông Trump nói ông Abe "sẽ bắn chúng khỏi bầu trời khi ông hoàn tất mua thiết bị quân sự mới của Mỹ".

"Thủ tướng Nhật sẽ mua một lượng lớn thiết bị quân sự, ông ấy nên làm vậy", CNN dẫn lời ông Trump cho hay.

Ông Abe trả lời rằng chính phủ đã mua rất nhiều thiết bị quân sự Mỹ, nhưng ông nhất trí với ông Trump rằng Nhật cần "tăng cường năng lực phòng vệ". "Phòng thủ tên lửa là điều dựa trên hợp tác giữa Nhật và Mỹ", ông Abe nói và cho biết "nếu cần thiết" phải bắn hạ tên lửa, "chắc chắn chúng tôi sẽ làm điều đó".

Hai lãnh đạo phát biểu trong họp báo vào cuối chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Trump tại Nhật.

Ngay lập tức, Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên (KCNA) cảnh báo, nhà lãnh đạo Mỹ nên kiềm chế mọi phát biểu vô trách nhiệm.

Điều khiến các nhà lãnh đạo của 2 đồng minh lớn của Mỹ tại khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc lo ngại đó chính là vị lãnh đạo mới của nước Mỹ, cũng như các cố vấn của ông dường như chưa thích nghi được với những thách thức địa chiến lược tại khu vực này của thế giới.

Rất nhiều ý kiến tại cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều tỏ ra hoài nghi về khả năng của ông Donald Trump xây dựng được một chiến lược thống nhất khi một trong những biện pháp ông đưa ra sau khi lên nắm quyền là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP trước đó được xem như con chốt cuối cùng hoàn thành nỗ lực tái cân bằng chính sách của chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama, hướng tới một khu vực tăng trưởng của thế giới trong những thập niêm tới.

Quyết định của ông Donald Trump rút Mỹ ra khỏi văn kiện này dường như đã tước đi của nước này một công cụ và khiến các đồng minh Nhật Bản, cũng như Hàn Quốc hoang mang, trong khi vẫn chưa hết bối rối về những tuyên bố gây tranh cãi của người đứng đầu nước Mỹ trong chiến dịch tranh cử, cũng như liên quan tới cam kết của Mỹ liên quan vấn đề an ninh.

Một chiến lược thống nhất của Mỹ tại châu Á đang được kỳ vọng hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh Triều Tiên đang ngày càng thể hiện được năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình. Mối đe dọa này có thể nói là đang thử thách tình đoàn kết của các nước đồng minh.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu