10:07 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Núi lửa Agung ở Indonesia lại thức giấc

Minh An (tổng hợp) | 20:32 01/06/2019

(THPL) - Ngày 31/5, núi lửa Agung trên hòn đảo du lịch Bali của Indonesia đã hoạt động trở lại, phun cột tro bụi cao tới 2.000 mét.

Theo TTXVN, Cơ quan địa chất Indonesia cho biết, núi lửa Agung nằm cách trung tâm du lịch Kuta trên đảo Bali khoảng 70 km, "thức giấc" gần giữa trưa 31/5, song không buộc sân bay quốc tế trên đảo Bali phải hủy các chuyến bay. Trạng thái cảnh báo núi lửa vẫn được duy trì ở cấp độ 2, trong khi người dân và khách du lịch được khuyến cáo không nên tới gần khu vực trong bán kính 4 km tính từ miệng núi lửa.

Núi lửa Agung ở Indonesia lại thức giấc. (Ảnh: TTXVN)

Trước đó, tháng 6/2018, núi lửa Agung "thức giấc" đã khiến khoảng 300 chuyến bay bị hủy, với hơn 27.000 hành khách bị ảnh hưởng. Cuối tháng 11/2018, núi lửa Agung lại hoạt động mạnh, phun tro bụi cao tới 2.500 m khiến sân bay quốc tế trên đảo Bali phải đóng cửa. Sự cố đã gây thiệt hại ước tính lên tới trên 660 triệu USD cho du lịch của hòn đảo thiên đường.

Trước đó, núi lửa Agung tại Bali đã hoạt động và phun trào vào tối 24/5 (theo giờ địa phương) khiến hàng chục chuyến bay tại sân bay Bali đã bị hủy. Núi lửa Agung phun trào trong 4 phút và 30 giây, đồng thời phun nham thạch và bắn đất đá trong phạm vi 3 km từ miệng núi lửa.

Theo báo điện tử VOVsáng 21/4, núi lửa Agung tại đảo Bali cũng đãphun cột tro bụi cao 2 km. Trước đó, vào tối cùng ngày núi lửa Agung cũng phun trào và đem theo cột tro cao 3 km.

Màn tro bụi dày đặc tỏa ra nhiều hướng, đi kèm với dòng dung nham chảy xung quanh miệng núi. Bên cạnh việc phát hàng nghìn mặt nạ chống độc cho người dân, cơ quan quản lí thảm họa quốc gia Indonesia yêu cầu có phương án sơ tán cho người dân tại khu vực làng Sebudi và Badeg.

Núi lửa Agung là ngọn núi cao nhất ở Bali. Nó chi phối khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là các mô hình lượng mưa.  Núi lửa này vẫn hoạt động với một miệng núi lửa lớn và rất sâu, thỉnh thoảng phun khói và tro. Lần phun trào năm 1963 là trong một trong những thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Indonesia khiến hơn 1100 người thiệt mạng.

Minh An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu