NSND Thanh Ngoan: Hy vọng sẽ có thêm nhiều Liên hoan Xẩm
(THPL)- NSND Thanh Ngoan đánh giá cao việc nỗ lực tổ chức Liên hoan hát Xẩm 2019 và hy vọng, từ đây mạch nguồn tình yêu với loại hình diễn xướng này sẽ lan toả mạnh mẽ.
Tin liên quan
- Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
» Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 39
» Gần 50 giải thưởng hấp dẫn tại Liên hoan các CLB hát Xẩm khu vực phía Bắc – Ninh Bình 2019
» Hà Nội: 2 vụ TNGT liên hoàn giữa 5 ô tô và 1 xe máy
- Là giám đốc Nhà hát truyền thống đầu ngành, chị có niềm tin vào sức sống của Xẩm cũng như các di sản âm nhạc dân tộc trong bối cảnh hiện tại chứ?
Có thể 40 năm làm nghệ thuật truyền thống nên tôi tin tưởng dù đất nước mình nghèo nhưng dòng chảy văn hoá vẫn lấp lánh và đẹp đẽ. Vì tin nên tôi luôn đau đáu với nghệ thuật dân gian. Tôi luôn cho rằng, văn hoá sẽ sống cùng với dân tộc, gọi tên bản sắc dân tộc và là niềm kiêu hãnh của chúng ta khi sánh vai với bạn bè quốc tế. Nếu chỉ vì mục đích làm giàu mà chúng ta xoá đi cốt cách, trái tim Việt Nam là văn hoá, vốn quý cha ông để lại thì thực sự là mất mát lớn và rất đáng báo động.
Tôi đi nước ngoài nhiều và chưa bao giờ trong những chuyến đi như vậy, dù với tư cách, mục đích khác nhau, tôi không cố gắng để giới thiệu văn hoá dân tộc, các thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào. May mắn thay, chúng tôi là nghệ sỹ nên khi giới thiệu vốn cổ văn hoá, khi bạn bè quốc tế còn ngơ ngác, chúng tôi có thể múa hay hát ngay một làn điệu. Những điểm ấy là lợi thế để di sản đi xa hơn tới bốn phương. Điều dễ dàng nhận thấy là kiều bào ta ở nước ngoài yêu và khao khát nghệ thuật dân tộc vô cùng.
- Nhà hát chị có một sân khấu chuyên nghiệp để biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hiện các chương trình biểu diễn thế nào?
Nghệ thuật dân gian mộc mạc và quá hay. Khi nhà hát tổ chức chiếu chèo truyền thống, chúng tôi giới thiệu thêm cả những loại hình diễn xướng dân gian khác như hát văn, hát xẩm, hát cửa đình trong ca trù. Chúng tôi có sân khấu biểu diễn hàng tuần, có khách ruột và nhiều khác nước ngoài đến để thưởng thức. Dù khó khăn nhưng nếu không đỏ lửa, không nuôi dưỡng mà biểu diễn giới thiệu được chăng hay chớ thì thật tiếc. Tôi cho rằng việc giữ sân khấu truyền thống như vậy phải được xem như là một nhiệm vụ quan trọng.
Những người làm quản lý phải hiểu mạch nguồn phát triển kinh tế phải giữ được bản sắc văn hoá. Trước tôi, các thầy đã làm, các nhà nghiên cứu, các nghệ sỹ đã cùng nhân dân gìn giữ, bảo tồn vốn cổ. Ngày nay, chúng ta phải ngồi với nhau để cùng nhau phát triển nét độc đáo và là linh hồn người Việt đó. Tôi cũng cho rằng, phải có kiến thức chuyên môn thì mới giữ được vốn quý di sản không bị biến dạng. Như nhà hát Chèo Việt Nam, ngoài những vở diễn đương đại, phát triển thể loại làn điệu với những thể nghiệm, chúng tôi vẫn gìn giữ chèo cổ, làn điệu và vở diễn kinh điển. Chúng tôi không chạy theo thị hiếu khán giả để bóp méo, để chèo thành “chéo”. Hiểu đơn giản, ví dụ như Unesco công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, không thể phá nó đi để xây dựng cái mới thêm vào di sản. Với xẩm hay các di sản nghệ thuật dân gian cũng như vậy.
Có người đã phát biểu, phải chấp nhận sự biến dạng thì nghệ thuật dân gian mới có thể tồn tại và được công chúng đương đại đón nhận. Đó là một sai lầm quá đáng và cần phải điều chỉnh ngay.
Nếu như chúng tôi không mang hát văn sang Pháp từ 1993, thì làm sao có một hát văn đã thành di sản thế giới và có đời sống sôi động như hiện nay. Nếu chúng tôi không nỗ lực phục dựng xẩm từ năm 2005, lan toả và có nhiều chiếu xẩm thì làm sao xẩm có một Liên hoan như bây giờ. Các nghệ sỹ đương đại như Quốc Trung, Trần Mạnh Hùng, Hồ Hoài Anh cũng không thể thấy cái hay và cái đẹp trong văn hoá dân gian để sáng tạo ra những dự án được công chúng yêu mến như đã thấy.
- Liên hoan Xẩm đầu tiên vừa diễn ra, chị đánh giá như thế nào?
Phải nói là rất mừng. Cục văn hoá cơ sở và Ninh Bình đã làm rất tốt công việc này. Tôi tiếc là mình không thể tham gia được trong liên hoan lần này. Nhưng thông qua những nhạc sỹ Thao Giang và những người khác, tôi cũng sẽ thu gom lại những thông tin để hiểu rõ hơn, nắm bắt sát hơn về thực tế di sản như thế nào.
Trung tâm Phát triển nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam là mạch nguồn đầu tiên để xẩm nở rộ, thu gom các chiếu xẩm để công chúng biết đến nhưng cũng cần có một liên hoan chuyên nghiệp để chúng ta có cái nhìn và đánh giá đúng nhất về hiện trạng di sản. Có thể nhiều điều còn chưa được nhưng phải khuyến khích.
Tôi hy vọng, liên hoan lần này thành công sẽ là tiền đề cho nhiều liên hoan tiếp theo. Đây là một trong những cách truyền thông xẩm một cách hiệu quả đến với công chúng. Với những người đã yêu và hát xẩm, nếu chưa có cơ hội tham gia Liên hoan, sẽ từ thành công của kỳ này mà tìm cơ hội để tham gia những lần tới.
Xin cảm ơn chị!
Ngân An
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt