Những “lỗ hổng” từ vụ việc của Công ty Việt Á
Liệu rằng quy định về đấu thầu chỉ định có đang tồn tại lỗ hổng để một số cá nhân lợi dụng trục lợi từ tài sản của nhà nước? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở đâu khi liên tiếp để xảy ra những hành vi sai phạm này? Và giải pháp nào để bịt kín những lỗ hổng đấu thầu y tế hiện nay?
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Vụ Việt Á: Bắt Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
» Vụ Việt Á: Bắt cán bộ y tế tỉnh Phú Thọ nhận hoa hồng tiền tỷ
» Vụ Việt Á: Bắt tạm giam Giám đốc CDC Đắk Lắk và các thuộc cấp
Chỉ trong một thời gian ngắn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hình sự nhiều vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Sở Y tế Hà Tĩnh, Sở Y tế Cần Thơ, … Khi những vụ án trước vẫn chưa kịp lắng xuống thì mới đây, nhiều cá nhân giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt của Công ty Việt Á đã bị Bộ Công an khởi tố, điều tra về hành vi “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hải Dương) và các đơn vị, địa phương liên quan.
Sai phạm nghiêm trọng này khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi lớn: Liệu rằng quy định về đấu thầu chỉ định có đang tồn tại lỗ hổng để một số cá nhân lợi dụng trục lợi từ tài sản của nhà nước? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý ở đâu khi liên tiếp để xảy ra những hành vi sai phạm này? Và giải pháp nào để bịt kín những lỗ hổng đấu thầu y tế hiện nay?
1. Sai phạm trong việc nghiên cứu kit test covid 19
Đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 do Học viện Quân y chủ trì, có sự tham gia của bốn thành viên của Công ty Việt Á là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, thực hiện từ tháng 2/2020, với tổng kinh phí chi từ ngân sách gần 19 tỷ đồng.
Theo lý giải của Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự - Học viện Quân y thì việc công ty Việt Á được tham gia dự án nghiên cứu bởi tính cấp bách của đề tài nên hai giai đoạn (sản xuất quy mô Phòng thí nghiệm – sản xuất quy mô doanh nghiệp) được tích hợp làm một và Việt Á đơn vị được Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ đề xuất lựa chọn là đối tác nghiên cứu phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, theo thông tin báo chí đã đưa tin, phòng sản xuất kit của công ty này chỉ rộng chừng hơn 10m2 với 10 nhân sự. Hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ kỹ. Với cơ sở vật chất này, công ty Việt Á không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng triệu kit test chống dịch. Tuy nhiên, công ty Việt Á vẫn được chọn là đơn vị đồng nghiên cứu và sản xuất kit test thay vì nhiều công ty lớn khác cùng lĩnh vực.
Mặt khác, dù công ty Việt Á được tham gia cùng nghiên cứu đề tài tuy nhiên theo nguyên tắc thì sản phẩm được nghiên cứu ra vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, cụ thể ở đây là Học viện Quân y. Trong báo cáo kết quả tự đánh giá của nhóm nghiên cứu và trong phần danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng - chuyển giao (nếu có) bộ sinh phẩm RT-PCR sàng lọc chủng 2019-nCoV cũng chỉ ghi tên đơn vị dự kiến ứng dụng là Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y mà không có tên Công ty Việt Á. Nếu Học viện Quân y muốn chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất và phân phối sản phẩm thì cần thực hiện quy trình chuyển giao và phải có hợp đồng rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật dân sự và Luật Chuyển giao công nghệ. Khi đó lợi nhuận từ việc bán sản phẩm kit test của Việt Á cũng cần phải có sự hạch toán rõ ràng bởi đây là sản phẩm được tạo nên từ nguồn tiền thuộc ngân sách Nhà nước, không thể có chuyện tư nhân sản xuất và thu lợi nhuận vào túi riêng.
Tuy nhiên, quy trình chuyển giao cho công ty Việt Á để sản xuất, phân phối sản phẩm như thế nào, lợi nhuận sau khi Việt Á bán hàng triệu sản phẩm được hạch toán ra sao thì đến nay chúng ta vẫn chưa được biết rõ. Chỉ biết rằng Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhiều lãnh đạo cấp cao của Học viện Quân y, trong đó có Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự - Học viện Quân y về tội “Tham ô tài sản” quy định tại Khoản 4 Điều 353 và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Khoản 3 Điều 356, Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo khác của Học viện Quân y cũng đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Thực tế, vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp như: “19 tỷ đồng kinh phí nghiên cứu được sử dụng, phân phối như thế nào? Việc nghiên cứu được thực hiện quy trình cụ thể ra sao? Tại sao một đề tài sử dụng ngân sách nhà nước để nghiên cứu lại chuyển giao cho một doanh nghiệp tư sản xuất và thu lợi nhuận?...” cần được cơ quan chức năng điều tra, làm sáng tỏ mọi khía cạnh của vụ án, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm.
2. Sai phạm trong việc nghiệm thu kết quả đề tài chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm
Covid -19:
Mặc dù chỉ được nghiên cứu trong 41 ngày, không rõ chất lượng kit test có đảm bảo hay không nhưng đề tài vẫn được Hội đồng đánh giá của Bộ KHCN nghiệm thu đợt một và ngay lập tức yêu cầu Bộ Y tế cấp phép sử dụng trái với quy định cho phép. Cho đến nay, chất lượng kit test vẫn là một dấu hỏi chưa có lời giải đáp trong khi thực tế đã chứng minh rất nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm mà Việt Á và Bộ KHCN đưa ra là không chính xác:
Một là, ông Phan Quốc Việt từng trả lời báo chí rằng Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á nhưng thông tin này đã được xác minh là không có thật.
Hai là, ngày 26/4/2020, trang Thông tin điện tử của Bộ KHCN đăng tin: “Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận", trong đó nêu nội dung: “Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp thuận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ KHCN giao cho Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất".
(Bản tin đăng ngày 26/4/2020 của Bộ KH&CN rằng “WHO đã chấp thuận bộ kit do Công ty Việt Á sản xuất”)[1]
Tuy nhiên, trên trang chủ của WHO từ tháng 10/2020 đã có thông báo nói rõ kit xét nghiệm của công ty Việt Á không được chấp thuận ("Not Accepted"). Lí do sản phẩm kit của doanh nghiệp này bị loại vì theo WHO, công ty Việt Á được yêu cầu cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng của hệ thống quản lý chất lượng nhưng Việt Á không cung cấp được bằng chứng bằng văn bản về an toàn, hiệu suất và/hoặc chứng nhận quản lý chất lượng ISO 13485:2016 cho sản phẩm y tế.
(Thông báo của WHO về việc sản phẩm LightPower iVA SARS-CoV-2 Bộ RT-PCR có mã số EUL 0524-210-00 của Công ty CP công nghệ Việt Á không được chấp nhận.)[2]
Như vậy, Bộ KHCN đã đăng tải thông tin không đúng sự thật và sau khi vụ việc bị phát giác thì Bộ mới giải thích do “nhầm lẫn”. Thực tế đây không chỉ là sai phạm về đăng tải thông tin sai sự thật mà nhìn nhận trong toàn bộ sự việc thì hành vi này góp phần “nâng” uy tín thương hiệu và nâng cao giá trị cho sản phẩm kit test nhanh của công ty Việt Á. Đây là sai phạm có hệ thống, có sự tiếp tay của các cán bộ cấp cao Bộ KHCN từ việc đưa nhân viên, giám đốc của Việt Á vào đội ngũ nghiên cứu đến tạo điều kiện cho sản phẩm của Việt Á được thông qua và đưa vào thị trường.
3. Sai phạm trong việc cấp phép lưu hành cho kit test của công ty Việt Á:
Ngày 4/3/2022, chỉ một ngày sau khi Bộ KHCN và thông tin nghiệm thu sản phẩm, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành cho sản phẩm kit test của công ty Việt Á. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 36/2016/NĐ-CP, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, trang thiết bị y tế phải đáp ứng những điều kiện trong đó bao gồm:
“a) Được sản xuất tại cơ sở sản xuất đã công bố đủ điều kiện sản xuất đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước;…”
Trong khi đó, văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế Số 0010320 CV.BGĐCPVA của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đối với trang thiết bị y tế LightPower iVASARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit được gửi vào ngày 25/3/2020 và được công bố vào ngày 8/4/2020. Như vậy, vào ngày 4/3/2020 Bộ y tế đã cấp phép sử dụng tạm thời cho kit test của doanh nghiệp này khi doanh nghiệp chưa đủ giấy tờ chứng minh điều kiện sản xuất. Ngoài ra, Bộ Y tế thông báo việc cấp phép sử dụng tạm thời này được căn cứ theo quy định tại Nghị định Số 36/2016/NĐ-CP và Nghị định 169/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong hai văn bản pháp lý này không có quy định về việc “cấp phép tạm thời”. Như vậy, Bộ Y tế đã “phá lệ” cấp phép cho kit xét ngiệm của Việt Á được sử dụng từ tháng 3/2020 đến khi doanh nghiệp này hoàn tất thủ tục vào cuối năm 2020 dù ở thời điểm đó, doanh nghiệp này chưa chứng minh được điều kiện sản xuất của mình.
Tuy nhiên, nếu không được Bộ Y tế “phá lệ cấp phép” thì Công ty Việt Á có đủ điều kiện sản xuất hay không? Công ty này chỉ mượn chỗ để đặt bảng hiệu trụ sở công ty trong 10 năm. Phòng sản xuất kit của công ty này không thể đáp ứng đủ điều kiện sản xuất đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước nếu được thẩm định đúng quy trình. Như vậy, đội ngũ lãnh đạo và đơn vị thẩm định của Bộ Y tế đã vi phạm nghiêm trọng quy định về cấp phép lưu hành cho sản phẩm của công ty Việt Á. Sự việc này cũng khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về những sản phẩm mà công ty này sản xuất, thực chất từ đâu mà có?
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan công bố: Đối với bộ thành phẩm que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2, từ tháng 9 đến tháng 12/2021, Công ty này nhập khẩu 3 triệu test Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test (Colloidal Gold), mới 100% từ Trung Quốc với mức giá khai báo là 0,955 USD/test (khoảng hơn 20.000 đồng/test). Kit test nhanh này là một trong những nguyên liệu trong bộ kit test PCR được dùng để lấy mẫu bệnh phẩm rồi đưa về máy PCR phân tích cho ra kết quả chính xác hơn kit test nhanh thông thường. Vì vậv, thành phẩm kit test nhanh mà Việt Á nhập khẩu cùng những hóa chất, chất thử được trộn theo công thức sẽ hình thành nên bộ test PCR hoàn chỉnh; và đây chính là sản phẩm mà Việt Á tung ra thị trường. Vậy có thể sảy ra hai khả năng: 1. Việt Á nhập hoàn toàn sản phẩm của Trung Quốc rồi mang về Việt Nam để khoác “cái áo” Việt Á. 2. Việt Á đã chuyển giao trái pháp luật đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện Quân y cho phía Trung Quốc để Trung Quốc gia công theo đơn hàng của Việt Á.
3. Sai phạm trong việc nâng khống giá kit test
Trước hết, lợi dụng tính cấp thiết và nhu cầu sử dụng kit xét nghiệm của các địa phương trên cả nước để phục vụ công tác chống dịch, công ty Việt Á đã chủ động gửi trang thiết bị, vật tư y tế cho các bệnh viện, CDC các tỉnh để sử dụng trước. Sau đó, Việt Á sử dụng các công ty con, công ty liên danh trong hệ thống của mình để lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá,… sau đó thanh quyết toán cho công ty Việt Á theo giá Việt Á đưa ra để đẩy giá sản phẩm trên thị trường cao hơn giá thành thật sự. Để đạt được mục tiêu trên, công ty Việt Á còn nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit.
Mặc dù Luật Giá hiện nay không quy định trang thiết bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm là mặt hàng phải quản lý giá nhưng việc Bộ Y tế “chấp thuận” mức giá kit xét nghiệm của Việt Á ngay từ khi cấp phép sử dụng và công khai thông tin trên Cổng công khai giá để các địa phương nắm bắt, tham khảo khi thực hiện mua sắm, đấu thầu gần như là một “cái gật đầu ngầm thừa nhận” của Bộ về mức giá này.
(Danh sách các sinh phẩm chẩn đoán/ trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-COV-2 - Phụ lục kèm theo Công văn số 5288/BYT-TB-CT ngày 02/7/2021)[3]
Có thể thấy, mức giá đề xuất của công ty Việt Á cao hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, thậm chí gấp 2, 3 lần sản phẩm nhập khẩu. Nếu không có sự “hậu thuẫn” từ Bộ Y tế và Bộ KHCN trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu và sản phẩm cho Việt Á, công ty này không thể đẩy mức giá sản phẩm lên quá cao so với thực tế mà vẫn trúng thầu hàng trăm dự án từ Bắc tới Nam.
Việc chấp thuận của Bộ Y tế đối với mức giá cao đến phi lý của Việt Á không chỉ giúp doanh nghiệp này trục lợi mà vô hình chung cũng tác động xấu đến thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác cũng đẩy giá sản phẩm của họ cao hơn giá trị thực sự.
- 4. Sai phạm trong đấu thầu cung cấp kit test Covid-19 cho CDC và bệnh viện các tỉnh
Dù chỉ định thầu thông thường hay chỉ định thầu rút gọn thì yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng,…của nhà thầu vẫn luôn là điều kiện bắt buộc phải thẩm định khi lựa chọn nhà thầu. Trong vụ việc này, thời điểm CDC các tỉnh lựa chọn và ký kết hợp đồng mua bán với công ty Việt Á thì kit xét nghiệm LightPower iVASARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của doanh nghiệp này đã được Bộ KHCN nghiệm thu và được Bộ Y tế cấp phép sử dụng (tạm thời). Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đưa kit test này đứng đầu danh sách các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp số đăng ký, GPNK kèm thông tin hiệu năng, khả năng cung ứng và giá bán do đơn vị cung ứng công bố để các Bệnh viện, Viện nghiên cứu chủ động liên hệ, có kế hoạch mua sắm phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch. Do đó, việc lãnh đạo các đơn vị CDC và các bệnh viện lựa chọn Việt Á để chỉ định thầu rút gọn là có cơ sở và phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh cấp bách.
Chưa kể với tâm lý phục tùng cấp trên - cấp dưới hiện nay không thể tránh khỏi việc các lãnh đạo cơ quan địa phương có sự phụ thuộc, tin tưởng vào sản phẩm và doanh nghiệp đã được cơ quan trên trung ương phê duyệt. Đối với một sản phẩm đã được Bộ Y tế thông qua và định hướng mức giá thì việc các đơn vị tại địa phương ưu tiên sử dụng là điều dễ hiểu. Vì vậy, sai phạm tại nhiều địa phương không chỉ do yếu tố lỗi của một số cán bộ tham lam biến chất mà một phần không thể thiếu cũng do định hướng sai phạm ngay từ cấp trên, ở đây là Bộ Y tế.
Ngoài ra, lỗ hổng trong quy định của pháp luật về quy trình chỉ định thầu - Chỉ định thầu rút gọn cũng là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong vụ Việt Á lợi dụng để trục lợi. Đối với hình thức chỉ định thầu, bên mời thầu trực tiếp chọn nhà thầu thực hiện mà không cần trải qua giai đoạn đấu thầu, nhà thầu được lựa chọn vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và sẽ được mời thương thảo hợp đồng trực tiếp. Đối với hình thức chỉ định thầu rút gọn, bên mời thầu sẽ lựa chọn một nhà thầu để thực hiện những gói thầu về mua sắm hàng hóa hoặc thi công trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa; hoặc các gói thầu về bí mật quốc gia, gói thầu khoa học mang tính bí mật hoặc gói thầu tư vấn đặc biệt.
Gói thầu cung cấp bộ kit xét nghiệm Covid-19 để Phòng, chống dịch bệnh là một trong những trường hợp được phép chỉ định thầu rút gọn theo theo điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC: “Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng”.
Theo điểm a khoản 1 Điều 22 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật Đấu thầu; Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trừ gói thầu cần bảo đảm bí mật nhà nước thì quy trình chỉ định thầu rút gọn như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu (trong trường hợp này là CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế ở các tỉnh, thành phố) tự xác định và giao cho nhà thầu (doanh nghiệp cung ứng bộ xét nghiệm Covid-19) có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.
Bước 2: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu rút gọn bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu (ở đây là công ty Việt Á).
Trong dự thảo hợp đồng mua sắm phải xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, các CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu
Bước 4: Các CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế có trách nhiệm quản lý gói thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định.
Nhìn chung, quy trình chỉ định thầu dù theo hình thức bình thường thay thầu rút gọn thì đều không thể chặt chẽ như đấu thầu thông thường do tính chất cấp thiết, cần phải nhanh chóng nên nhiều khâu sẽ được bỏ qua.
Sai phạm về đấu thầu trong vụ Việt Á xảy ra trong hoàn cảnh rất đặc thù đó là thời điểm cả nước phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19. Để kịp thời phục vụ công tác chống dịch, lãnh đạo các đơn vị này được phép lựa chọn một nhà thầu cung cấp kit test Covid-19 để sử dụng, sau đó mới thực hiện quá trình hợp thức hóa hồ sơ, giấy tờ. Chính vì thế, Giám đốc công ty Việt Á đã bắt tay với lãnh đạo một số đơn vị CDC, bệnh viện, cơ sở y tế và chi tiền hoa hồng ngoài hợp đồng cho các vị lãnh đạo này để được tạo điều kiện cung ứng trứơc thiết bị, vật tư y tế và được quyết toán theo giá mà công ty Việt Á đề nghị. Thay vì công tâm lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện cung cấp kit test với mức giá phù hợp nhất thì những kẻ đã ăn hối lộ sẽ tạo điều kiện chỉ định công ty Việt Á trúng thầu với “giá trên trời”. Bởi vậy, việc Việt Á “lại quả” cho các lãnh đạo này là điều đương nhiên. Đây không chỉ là sự tắc trách hay lòng tham của một vài cá nhân mà đó là cả một đường dây tham ô – hối lộ, trục lợi trên nỗi đau của đồng bào. Vụ việc này không chỉ là vi phạm lớn về mặt pháp luật mà ở phương diện xã hội, nó làm xói mòn nghiêm trọng niềm tin của nhân dân vào một bộ máy Nhà nước liêm chính. Chính vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể để những nỗ lực của những cán bộ tâm huyết, liêm chính không bị đánh đổ chỉ vì lòng tham của một bộ phận tha hóa, biến chất.
Giải pháp:
Có hai nhóm vấn đề chính cần giải quyết ngay lập tức để ngăn chặn những sai phạm tương tự vụ việc của Việt Á trong tương lai.
- 1. Cần giải quyết vấn đề con người, đây là gốc rễ của những sai phạm. Đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay không chỉ cần nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi đạo đức trong sạch mà còn cần nâng cao tư duy phản biện, khả năng độc lập xử lý và chịu trách nhiệm đối với công việc của mình. Rõ ràng, chúng ta thiếu sự hoài nghi đối với những “thắng lợi” tưởng như là thành tựu đạt được. Khi những thông tin kit test được đưa ra, không có một cán bộ, cơ quan nào hoài nghi về chất lượng và quá trình nghiên cứu, sản xuất, lưu thông…cho đến khi mọi chuyện vỡ lở. Nếu có sự đối chiếu, phản biện thông tin ngay từ khi dự án lên kế hoạch thực hiện, Học viện Quân y và Việt Á không thể “lập lờ” trong quá trình nghiên cứu và có thể những sai phạm tiếp theo sẽ không xảy ra.
- 2. Cần rà soát lại hệ thống các quy định của pháp luật, đặc biệt là quy trình đấu thầu trong lĩnh vực y tế. Trong đó lưu ý một số vấn đề chính như sau:
Một là, tránh quyền lực quá lớn tập trung vào người có thẩm quyền lựa chọn nhà thầu được chỉ định, cần bổ sung cơ quan giám sát độc lập vào quy trình lựa chọn nhà thầu được chỉ định.
Hai là, cần tuyệt đối tuân thủ những tiêu chí tiên quyết để lựa chọn nhà thầu dù thực hiện theo quy trình chỉ định thầu hay chỉ định thầu rút gọn bởi quy trình chỉ định thầu, chỉ định thầu rút gọn là cần thiết để giải quyết nhu cầu của xã hội trong một số tình huống cấp bách nhưng vẫn phải hiệu quả và an toàn.
Ba là, Bộ Tài chính cần chặt chẽ trong quy trình thẩm định, bắt đầu từ việc cấp phép thẩm định viên. Hiện nay thẩm định viên có quyền ký chứng thư thẩm định cho các gói thầu ở tất cả các lĩnh vực nên không thể đảm bảo mọi chứng thư đều đúng đắn, khách quan. Bởi vậy, để xác định giá trị các sản phẩm thì thẩm định viên cần phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó chứ không thể chỉ có kiến thức chung chung về quy trình thẩm định
Bốn là, cần sự phối hợp của tất cả các ban ngành nhằm bịt lỗ hổng trong việc công khai giá thiết bị y tế. Điều 26 Luật Giá cho phép cơ quan nhà nước kiểm tra yếu tố hình thành giá khi giá mặt hàng đó có biến động bất thường; tuy nhiên, việc kiểm tra này cần thực hiện ngay từ khi doanh nghiệp công khai giá trên Cổng công khai giá. Bộ Y tế cần tăng cường sự phối với các đơn vị khác như Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế… để đảm bảo mức giá thiết bị và sinh phẩm được công khai không bị đẩy lên quá cao bởi các nhà cung cấp. Mức giá hợp lý phải dựa trên các yếu tố như giá nhập đối với thiết bị nhập khẩu, chi phí sản xuất hợp lý…ngoài ra còn phải thực hiện phương pháp so sánh đối chứng giá với các sản phẩm tương tự trong nước, Quốc tế.
Năm là, cần tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các quy trình đấu thầu trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức thầu chỉ định hoặc chỉ định thầu rút gọn.
Sáu là, cần nghiêm khắc thực hiện chế tài xử phạt (dân sự, hành chính, hình sự) đối với các sai phạm trong tất cả các khâu đối với tất cả các tổ chức cá nhân liên quan.
Mặc dù xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm là việc làm tốt và cần phát huy, tuy nhiên để xảy ra sai phạm lớn, có hệ thống như vậy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước và lòng tin của người dân. Hơn nữa, một bộ máy nhà nước hiệu quả mà chúng ta hướng đến phải là một bộ máy mà đơn vị thực hiện làm việc tốt thay vì đơn vị xử lý sai phạm tốt. Vì vậy, vấn đề trước mắt là cần nâng cao năng lực và đạo đức của chính những người vận hành bộ máy, không nên để xảy ra lỗi lớn mới tìm cách sửa.
TS, Luật sư NGUYỄN QUANG ANH
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt