07:10 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Những điều cần tránh khi đi du xuân, lễ chùa đầu năm mới

| 08:16 17/02/2018

(THPL) - Những ngày đầu năm mới nhiều người sẽ đi du xuân, đi lễ chùa. Tuy nhiên, trong không khí vui xuân cũng cần để ý những điều cấm kỵ để cuộc vui xuân có nhiều ý nghĩa.

Dưới đây là những điều kiêng kị khi đi du xuân, lễ chùa trong ngày đầu năm mới Mậu Tuất 2018:

1. Không chụp ảnh tùy tiện

Khi đi du xuân cũng không nên chụp ảnh tùy tiện, đặc biệt nếu trong máy ảnh hoặc điện thoại của bạn ghi lại rất nhiều ảnh về tượng thần vô tình bạn đã mời rất nhiều Thần về nhà. Như vậy sẽ dẫn đến tương giao và hậu quả chỉ người phàm chúng ta sẽ phải gánh chịu. Vận thế tự thân sẽ bị ảnh hưởng.

4443334523_1622018
Khi đi du xuân cũng không nên chụp ảnh tùy tiện. Ảnh: báo Nghệ An

2. Không tự tiện đụng vào đồ thờ cúng

Khi đi du xuân thường sẽ có nhiều địa điểm có khu vực dành giêng cho tôn giáo, có thể bạn không bái thần linh nơi đó, nhưng bạn phải tin. Vì thế không được tùy tiện động vào các đồ thờ cúng tại nơi đó.

3. Tuân thủ cách đi lại trong chùa

Theo quan niệm xa xưa, khi vào chùa nên vào ở bên phải (cửa Giả quan) và đi ra ở bên trái (cửa Không quan), không nên vào bằng cửa chính bởi theo truyền thuyết, đây là nơi ra vào của đức Phật, Ngọc đế, Quân vương. Tuyệt đối không đi giày, dép vào trong Phật đường, tam bảo, không hút thuốc, đi lại, nói chuyện ồn ào ở nơi này.

4.Thắp hương

le-chua
Đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài. Ảnh minh họa: Internet

Đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.

5. Đặt lễ

Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

le-chua-3
Đến chùa dâng hương, tuyệt đối không cúng đồ mặn. Ảnh minh họa

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

6. Kiêng kỵ khi vào cửa Phật

Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

le-chua-2
Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Ảnh minh hoạ

Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.

7. Không giải trí, tiêu khiển trong chùa

Chùa chiền là nơi linh thiêng, vì vậy không được coi việc đi lễ chùa là trò giải trí, tiêu khiển, tham quan, dạo chơi thông thường. Khi làm lễ, cầu xin cần tránh Tam độc (Tham – Sân – Si), vì tâm không tịnh thì đi chùa cũng thành vô nghĩa.

8. Các loại hoa lễ phật

Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc…Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại. - Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…

9. Ăn mặc khi đi lễ chùa

Chùa là nơi thanh tịnh, không vướng tục vì thế khi đi chùa bạn phải ăn mặc giản dị mà sạch sẽ, không được mặc đồ ngắn, hở hang vì thế là bất kính, gây uế tập nơi thanh tu. Những đồ tùy thân như mũ áo, khăn, túi xách, găng tay… không nên mang theo khi vào tam bảo. Nên một thân trang gọn gàng để tỏ lòng thành kính, không gây vướng víu, rườm rà.

10. Không đặt tiền lên hương án hay pho tượng

TIEN
Không đặt tiền lên hương án hay pho tượng. Ảnh minh hoạ

Vàng mã, tiền âm phủ là những đồ lễ không nên mang đến chùa. Về công đức, nếu bạn muốn dâng tiền thật thì nên bỏ vào hòm công đức được đặt tại chùa, không đặt tiền lên hương án hay trên các pho tượng Phật, vừa mất mỹ quan, lại mạo phạm đến nhà Phật, làm rối loạn trường khí nơi điện thờ.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu