Người Nhật ưa chuộng sản phẩm thủ công mỹ nghệ màu sắc hài hòa với thiên nhiên
(THPL) - Với dân số hơn 126 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cao, Nhật Bản có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để xuất khẩu thành công sang Nhật Bản, doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ cần hiểu rõ về thị trường, nhất là văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng đặc thù của người dân đất nước mặt trời mọc.
Sở thích tiêu dùng sản phẩm của người Nhật thay đổi theo mùa và thời tiết. Đặc biệt họ ưa chuộng những sản phẩm thiết kế có màu sắc hài hòa với thiên nhiên. Mùa xuân, họ dùng những sản phẩm mềm mại, màu sắc nhẹ nhàng; mùa hè dùng gam màu mạnh. Người Nhật quan niệm màu đỏ và trắng là biểu hiện của hạnh phúc. Tâm lý của người Nhật không thích gam màu mang sắc thái tôn giáo.
Do nhịp sống nhanh, công việc bận rộn, không gian nhà ở khiêm tốn khiến nhiều người ưa chuộng các sản phẩm đồ nội thất trong nhà có kích thước nhỏ, gọn, nhẹ, bàn ghế gỗ có thể gập và cất gọn lại…

Người Nhật đặc biệt quan tâm đến quy trình sản xuất, chất liệu của sản phẩm nội thất, thủ công mỹ nghệ cũng như nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó. Họ rất coi trọng nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Do vậy, để xuất khẩu thành công mặt hàng này sang thị trường Nhật, các nhà xuất khẩu cần phải chứng minh rõ nguồn hàng của mình từ nhãn mác, các quy trình sản xuất cũng như sản phẩm làm từ nguyên liệu chủ yếu nào.
Thêm vào đó, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật rất đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần chú trọng đến khâu thiết kế sáng tạo, mở rộng và phát triển phong phú các chủng loại sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, riêng biệt về chất liệu và mẫu mã thiết kế, có tính thẩm mỹ cao, độ tinh xảo, kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như gốm sứ kết hợp với sơn mài, gỗ kết hợp với kim loại. Đặc biệt, họ rất chuộng sản phẩm mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, thân thiện với môi trường.
Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng tìm hiểu kỹ các thông tin/đánh giá về sản phẩm và mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích để người Nhật tìm hiểu các thông tin này. Cùng với đó, thương mại điện tử đang ngày càng phát triển tại Nhật Bản. Trong đó, mua sắm nước ngoài qua các kênh thương mại điện tử có sự tăng trưởng đáng kể, từ 2,76 tỷ USD năm 2017 tăng lên 5,1 tỷ USD vào năm 2022.
Hoàng Yến
Tin khác
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
Hơn 50.000 người khuấy động Ocean City trong Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam
Công ty cổ phần Sao Thái Dương lên tiếng về lô sản phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin
VSAPS lần thứ 9 - năm 2025: Nơi dấu ấn y đức và kỹ thuật được tôn vinh
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
Tân Á Đại Thành ra mắt website mới: Bước tiến trong chuyển đổi số
Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép cho gần 600 sản phẩm sữa giả
THPL - Bộ Công Thương cho biết không cấp phép và quản lý trực tiếp chất lượng của gần 600 loại sữa giả của Công ty Rance Pharma và Công ty...15/04/2025 10:03:47Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
(THPL) - Thủ tướng yêu cầu mỗi tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lúc này cần phải lớn mạnh hơn nữa, xông pha, nỗ lực, tham gia mạnh...15/04/2025 09:59:48Xu hướng mới: Tiền gửi sinh lời tối ưu
(THPL) - Không đơn thuần là một kênh gửi tiền, sản phẩm Max Savings – Tiền gửi sinh lời tối ưu của Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã mang đến...15/04/2025 10:00:38Thúc đẩy chuyển đổi số, đưa khoa học công nghệ trở thành “điểm sáng” trong quan hệ Việt - Trung
(THPL) - Hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác chuyển đổi...15/04/2025 09:16:06