15:03 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Ngọc Anh khoe eo thon và giọng hát mượt mà sau sinh

12:15 02/12/2019

(THPL) - Ca sĩ Ngọc Anh tái xuất, khoe giọng hát ngày càng đằm thắm, mượt mà trong chương trình Hữu Ước và bài thơ Một mình diễn ra tối qua 29/11, tại Nhà hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội dù mới sinh em bé thứ Minh Anh cách đây chưa lâu.

Vẻ rạng ngời và thần thái tuyệt vời cùng giọng hát say đắm của Ngọc Anh đón nhận cơn mưa lời khen ngợi và tràng vỗ tay của khán giả trong đêm thơ, nhạc hoạ triển lãm 50 bức tranh của Trung tướng Hữu Ước. Thần thái và giọng hát của Ngọc Anh cho thấy, cô đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và tràn đầy hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư dù đã qua ít nhiều sóng gió mới cặp đến bến bình yên.

Bên cạnh Ngọc Anh, các phần biểu diễn của Phương Anh, Lê Anh Dũng, Nhóm Con gái, Vũ Thắng Lợi, Lương Huy, Thuỵ Miên, Thu Thuỷ, Bùi Lê Mận, NSƯT Phương Anh, Vương Long, Trọng Hùng, Kiều Minh, Thế Dũng, Huyền Trang, Nghệ nhân Xẩm Mai Tuyết Hoa mang đến cho người xem nhiều trải nghiệm bởi những cung bậc khác nhau của cảm xúc, bằng những phập phồng yêu đương, nỗi xót xa, niềm kiêu hãnh và cả những đớn đau rất con người. Một màn trình diễn mang màu sắc đương đại, sự đan xen giữa những tài năng thơ, nhạc và hoạ của Hữu Ước trên sân khấu được sắp xếp với bố cục hợp lý, vừa khoe được tài năng của vị tướng, đầy đủ gia vị trong bữa tiệc nghệ thuật mà vẫn khiến người ta thòm thèm.

Chương trình được chia làm ba phần Bài ca người lính, Tiếng lòng và Một mình giống như cuốn hồi ký đẹp đẽ, dữ dội và nhiều trăn trở của một đời quân ngũ Hữu Ước. Bắt đầu bằng hình ảnh anh binh nhì của tuổi 17, cho đến khi về hưu mặc áo nâu hát xẩm Vịnh Thi Sỹ, Hữu Ước mang đến một trái tim với nhiều rung cảm, là tiếng lòng của sự trải nghiệm với đủ gam màu của đời sống của người chiến binh 50 năm quân ngũ, in đậm trong thơ, nhạc hoạ, là những ký ức chiến tranh, tình yêu và cả nỗi cô đơn đến tột đỉnh.

Ở phần 1 chương trình, khắc hoạ chân dung một anh lính binh nhì cùng những non nớt tuổi trẻ và rung cảm đầu đời. Anh kể chuyện tình người lính bằng một khúc hát Nỗi lòng người đi của nhạc sỹ Anh Bằng. Và rồi những khốc liệt chiến tranh, là những mất mát đồng đội và một tình yêu đẹp đẽ giữ lại cho đến tận hôm nay. Rất nhanh gọn như cách Hữu Ước kể về chuyện Một mình giữa thi ca lộng lẫy ở phần cuối. Bố cục đủ như tiếng hét trong lòng người lính, buồn đấy nhưng hào sảng và kiêu hãnh.

Với một người cả đời gắn bó với nghiệp nhà binh, Hữu Ước dường như không cho phép mình tỏ ra yếu đuối, dù trong lòng anh ngổn ngang thế sự, đắng cay thật giả. Cuối cùng, anh nhận mình là nghệ sỹ, ai khen cũng vui, ai chê anh cũng bằng lòng. Phần chính mà Hữu Ước dành để kể nhiều nhất, sâu nhất là tiếng lòng của mình trong chương hai của đêm diễn được thể hiện bằng các tác phẩm âm nhạc. Khó có ai lại không bất ngờ trước những tác phẩm âm nhạc dày dặn về cảm xúc và phong cách mà anh viết từ nhạc nhẹ cho đến dân ca và thơ xẩm.

Trong đó, có tác phẩm anh phổ thơ bạn bè, có tác phẩm anh hoàn thành bằng nhiều nỗi ẩn ức. Điều bất ngờ là Hữu Ước thể hiện giọng ca của mình một cách cảm xúc bên cạnh những ca sĩ, một giọng hát chan chứa yêu thương của người lính già. Một số tác phẩm gây xúc động của Hữu Ước có thể kể đến như Lời ru cỏ non, Mẹ tôi, Trái tim , Lời hò hẹn cuối cùng, Tiếng đêm, Em vẫn đợi…

Mỹ Vân làm MC chương trình. 

Bay từ TP.HCM ra để mừng cho Hữu Ước, NSƯT Mỹ Uyên dành cho người bạn văn nghệ của mình một tình cảm trân quý. Chị chia sẻ, rất tuyệt vời vì một nghệ sỹ như anh Hữu Ước đã cháy và không ngừng sáng tạo cùng một trái tim người lính chân chính. Bên cạnh và ủng hộ Hữu Ước, đêm diễn còn có nhiều gương mặt nghệ sỹ khác như hoạ sỹ Lê Thiết Cương, nhạc sỹ Thuỵ Kha, nhà văn Nguyễn Tuấn, diễn viên Hoàng Lan hay MC – nhà báo Phan Đăng.

Trong chương trình, Hữu Ước tặng 200 triệu cho ba địa chỉ vốn có nhiều gắn bó trong cuộc đời mình. Đó là trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) quê hương anh, nơi đã cất cánh cho chàng thi sỹ cùng những trang sách đầu đời; là bà con dân tộc Vân Kiều (khu vực làng Ho, Bố Trạch, Quảng Bình), nơi bắt đầu của những con đường Đông và Tây Trường Sơn, nơi bất kỳ người lính nào vào Nam bằng đường rừng không đi qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng là nơi trú ngụ của trung đội 2, đại đội C26 trinh sát công an vũ trang, đơn vị của Binh Nhì trước khi sang chiến trường trung Lào và cuối cùng là trường dạy trẻ em câm điếc Hà Nội, nơi anh đang sinh sống.

Đêm Hữu Ước và bài thơ Một mình còn diễn ra đêm nay, 30/11 chắn chắn sẽ còn tiếp tục mang nhiều hơn nữa những xúc cảm, đón nhận

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu