Nghệ An: Nhà máy nước chưa bàn giao đã xuống cấp nặng
(THPL) - Được đầu tư với số vốn hơn 25,8 tỷ đồng để phục vụ cung cấp nước sạch cho hơn 1.200 hộ dân trên địa bàn nhưng đến nay, dù chưa đưa vào sử dụng, công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân vẫn phải dùng nguồn nước sinh hoạt lấy từ đồng ruộng.
Tin liên quan
Công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong do UBND huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) làm chủ đầu tư, với kinh phí dự toán là 25,8 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng là 18,99 tỷ đồng.
Công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông được thiết kế có công suất 1.000m/ngày, đêm bao gồm các hạng mục: Công trình đầu mối, khu xử lý, mạng lưới đường ống cấp nước và hệ thống điện.
Nhiều vết nứt xuất hiện trên bờ ta luy của hạng mục 2 hồ chứa nước.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông sẽ cung cấp nước sạch cho 1.200 hộ dân trên địa bàn xã.
Được biết, công trình được khởi công xây dựng vào năm 2015 và hiện đã cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng như: hệ thống nhà làm việc, mạng lưới đường ống, tường bao, khu xử lý, 2 hồ chứa nước...
Tuy nhiên, trong những ngày cuối tháng 8/2017, theo ghi nhận trực tiếp của phóng viên Thương hiệu và pháp luật tại đây, nhiều hạng mục của công trình hàng chục tỷ đồng này đã có dấu hiệu xuống cấp.
Nghiêm trọng nhất là bờ kè của hai hồ chứa nước, nhiều nơi xuất hiện những vết nứt kéo dài. Tại đây, nhiều đoạn mái ta-luy được gia cố bằng đá hộc, vôi vữa đã bắt đầu bong rộp, sụt lún. Tường của nhà làm việc và tường bao xung quanh cũng xuất hiện những vết nứt kéo dài. Do không được trông coi nên một số người dân đã dùng công trình làm nơi nuôi nhốt trâu, bò.
Ông Phan Văn Thế (SN 1949) ở xóm 1, thôn Hồng Hà, xã Hưng Thông buồn bã nói: “Bà con trong vùng lâu nay toàn dùng nước giếng thông với đồng ruộng để tắm giặt nên khi thấy chính quyền khởi công xây dựng công trình nhà máy nước tại đây, dân làng rất phấn khởi. Vậy mà công trình chưa làm xong thì nhiều nơi tường đã xuống cấp, hư hỏng trong khi dân vẫn chưa có nước sạch để dùng”.
Ông Võ Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Hưng Thông cho biết thêm, công trình nhà máy nước Hưng Thông sau khi hoàn thành sẽ phục vụ, cung cấp nước sạch cho hơn 1.200 hộ dân trong xã. Công trình do huyện làm chủ đầu tư, xã chỉ là đơn vị hưởng lợi từ dự án.
Làm việc với phóng viên, ông Hoàng Anh Tiến, Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hưng Nguyên cho biết: "Công trình chưa bàn giao nên hạng mục nào xuống cấp, làm chưa đúng thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra và yêu cầu đơn vị thi công làm lại".
Khi được hỏi tại sao công trình chưa bàn giao, chưa đưa vào sử dụng đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, ông Phạm Thành Long, Phó ban phụ trách kỹ thuật của Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Hưng Nguyên lý giải: “Công trình theo hồ sơ thiết kế là đào đất sét đắp tại chỗ. Toàn bộ công trình được xây dựng trên nền đất rất yếu, đào xuống 3 mét vẫn sình lầy nên không thể tránh khỏi sự cố. Vì thi công trong nền đất đắp, đất sét tại chỗ, trong quá trình đắp lại vào mùa mưa lũ, nó bị ngâm nước sau khô thì bị tụt dẫn đến nứt và sụt lún”.
Trong khi công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông được đầu tư gần 26 tỷ đồng chưa được bàn giao đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn đang hàng ngày vẫn phải dùng nước giếng không đảm bảo chất lượng lấy từ đồng ruộng vào để sinh hoạt.
Được biết, công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông do Công ty cổ phần Đại Việt làm nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng tổng hợp Nghệ An.
Đình Thắng
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- hệ thống lọc bụi túi vải
- Công ty HD Nhật Anh Tech Cơ khí , tự động hóa
- máy làm mát công nghiệp uy tín