Ngành dệt may Việt Nam tận dụng cơ hội từ các hiệp định FTA thế hệ mới
(THPL) - Với trên 6.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước năm 2017, ngành dệt may Việt Nam đã và đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Tuy nhiên, để phát triển bền vững, việc tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành dệt may trong thời gian tới, thông tin trên báo Công Thương cho hay.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, năm qua, ngành gặp nhiều thách thức từ việc giảm cầu của nhiều thị trường nhập khẩu (NK) trong khi dư chấn sụt giảm XK từ cuối năm 2016, đầu năm 2017 vẫn rất lớn.
Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp tiếp cận thị trường, kim ngạch XK và thị phần hàng dệt may năm 2017 vẫn tăng so với năm 2016. Đặc biệt, nếu so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính về XK dệt may, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia… thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cao nhất trong nhóm. Kim ngạch XK toàn ngành dệt may vẫn đạt trên 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.
Theo VITAS, có được kết quả trên, ngoài việc nâng cao năng lực sản xuất, quản trị DN để tăng hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ngoại lực khác cũng ảnh hưởng lớn đến các DN trong ngành. Một trong những yếu tố đó là cơ hội từ các FTA đã có hiệu lực hoặc được ký kết, qua đó tạo điều kiện cho dệt may mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Cụ thể, Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đóng vai trò không nhỏ trong tăng trưởng XK dệt may. XK sang Hàn Quốc năm 2016 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 9,5% và năm 2017 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8%.
Ngoài ra, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU) cũng đã giúp kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang Nga tăng trưởng mạnh, từ mức 84,8 triệu USD năm 2015 lên khoảng 172 triệu USD năm 2017.
Bên cạnh đó, việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng tác động tích cực, giúp nâng kim ngạch XK dệt may của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ 1 tỷ USD năm 2015 lên 1,35 tỷ USD năm 2017.
Theo tạp chí Tài chính, theo báo cáo của VITAS, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016.
Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,53 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2016; thị trường EU ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 5,4%; thị trường Nhật Bản đạt 3,05 tỷ USD, tăng 5,2%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,59 tỷ, tăng 13,2%; thị trường Trung Quốc đạt 1,04 tỷ USD, tăng 26%; thị trường ASEAN dự báo đạt 900 triệu USD, tăng 9,1%.
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS, trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, dư địa thị trường cho hàng dệt may Việt Nam là rất lớn. Để tận dụng những lợi thế này, bên cạnh việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực nguồn cung thiếu hụt: Dệt, nhuộm, thiết kế…; tăng cường giải pháp phát triển thương hiệu trên thị trường nước ngoài…, việc chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức về các FTA để tận dụng những lợi thế của các hiệp định này hết sức cần thiết.
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt