08:57 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngành Công Thương với nhiệm vụ xuất siêu năm 2020 phải đạt 15-17 tỷ USD

10:52 30/12/2019

(THPL) - Xuất siêu năm 2020 phải đạt 15-17 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phải chạm mốc 300 tỷ USD là những nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương trong Hội nghị Tổng kết công tác ngành Công Thương vừa diễn ra ngày 27/12 vừa qua.

Theo báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, nhắc lại những kết quả đáng tự hào đạt được trong 2 năm qua khi liên tiếp tăng trưởng trên mức 7%, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, động lực chính chính là công nghiệp chế biến chế tạo và kim ngạch thương mại (thể hiện sức cầu của nền kinh tế) tăng 11.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trên 516 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khấu chiếm hơn 50%, đứng thứ 22 thế giới, tăng gấp 4 lần mức tăng chung của thế giới, thặng dư thương mại đạt kỷ lục.

Nhiều Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà Việt Nam chủ động tham gia đã mang lại giá trị xuất khẩu lớn, thể hiện chủ trương đúng đắn của Chính phủ, Nhà nước, thể hiện tính hiệu quả trong xúc tiến thương mại và đầu tư của ngành công thương.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề nghị, toàn ngành công thương cần nâng cao năng lực trên tất cả các mặt trận, kết nối hiệu quả với các ban, ngành cả nước, nâng cao năng suất nội ngành, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp khai thác tự nhiên, tăng mạnh các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và khoa học công nghệ sáng tạo.

Ngành Công Thương năm 2020 và nhiệm vụ xuất siêu 15-17 tỷ USD (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ ngành công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào phát triển công nghiệp mũi nhọn trong ngành công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị cho thương mại và xuất khẩu; Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu để không để xảy ra hiện tượng cán cân thương mại “bị âm”, ành hưởng mạnh đến tăng trưởng trong khi Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư nước ngoài.

Với các kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị, các mục tiêu năm 2020 đều phải tốt hơn 2019, đồng thời giao luôn nhiệm vụ cho ngành công thương trong năm 2020. Cụ thể: Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 12%, kim ngạch xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD ngay trong năm 2020 và xuất siêu đạt 2% GDP (tương đương khoảng 15-17 tỷ USD).

Theo báo Đầu tư, hiện hàng hóa mang thương hiệu Việt đã có tại siêu thị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, đây là tiền để để các ngành hàng xuất khẩu lớn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cao giá trị và khẳng định được vị thế của nhà xuất khẩu uy tín trên thế giới.

Ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội. Đặc biệt là Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như  EU (xuất siêu 26,9 tỷ USD vào năm 2019). Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canađa đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; xuất khẩu sang Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%.

Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ xuất siêu 15-17 tỷ USD, các ngành hàng xuất khẩu lớn phải nỗ lực ngay từ cuối năm 2019. Với những ngành có đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn như điện tử, dệt may, da giày...một mặt duy trì khách hàng truyền thống và phát triển các đơn hàng xuất khẩu mới là bài toán giảm chi phí đầu vào.

Thanh Mai (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu