03:39 ngày 17/09/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngành chăn nuôi Việt Nam hướng tới hoàn thiện an toàn sinh học

17:40 16/09/2024

(THPL) - Ngành chăn nuôi Việt Nam, cũng như thế giới, hiện nay đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các vấn đề như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, biến động thị trường, sự phụ thuộc nguyên liệu TACN, tình trạng kháng kháng sinh, ... đặc biệt vấn đề quản lý môi trường đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cho ngành cần phải giải quyết.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2024 ước đạt 46,5 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 324,2 triệu USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Với năng lực đó, sản phẩm chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của hơn 100 triệu dân trong nước, hàng triệu khách du lịch, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ nông dân mà còn ngày càng nhiều sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu như: yến, sữa và sản phẩm từ sữa xuất sang Trung Quốc; mật ong sang Mỹ, EU; thịt gà chế biến sang Nhật Bản, một số sản phẩm chăn nuôi đang từng bước tiếp cận thị trường Halal…

Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bền vững cần dựa trên 4 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo phúc lợi động vật. Do đó, xu hướng chuyển dịch ngành chăn nuôi trong thời gian tới cần phát triển cần hướng đến 4 tốt hơn là định hướng mà Tổ chức Nông lương Thế giới đã định hướng cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực hiện chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 theo Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ đã ban hành 05 đề án phát triển ngành chăn nuôi nước ta theo hướng công nghiệp, làm chủ được khoa học công nghệ áp dụng vào trong sản xuất. Bộ Nông nghiệp đã ban hành 03 Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giống vật nuôi đến năm 2030, Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Kế hoạch phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030. Với mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp vẫn tiếp tục được nhà nước quan tâm và thực hiện, Chính phủ vừa thông qua Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/08/2024 Quy định Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi. Ngày 29/8/2024 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành quyết định số 2972/QĐ-BNN-CN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đó các thủ tục hành chính ban hành trong quyết định này được ban hành tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP. Đây là căn cứ pháp lý tạo điều kiện phát triển chăn nuôi nước ta trong thời gian tới. Cùng với đó, nguồn tư liệu bổ sung rất lớn cho sản xuất chăn nuôi là 08 nội dung về đất dành cho chăn nuôi đã được đưa vào Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 01/8/2024). Như vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định ngành Chăn nuôi đã có một thể chế khá hoàn thiện, tương đồng, hội nhập khu vực và quốc tế. Chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng. Nguồn lực từ 5 đề án ưu tiên thực hiện chiến lược, từ Nghị định chính sách và tư liệu sản xuất là đất đai đã sẵn sàng là thời điểm và là cơ hội vàng để chuyển đổi ngành theo hướng phát triển bền vững hơn.

Cũng theo ông Phạm Kim Đăng, điểm mà ngành chăn nuôi cần phải cải thiện trong thời gian tới, đó là đảm bảo về an toàn sinh học đối với ngành chăn nuôi; Nếu không giải quyết được vấn đề an toàn sinh học thì không thể có phát triển cân đối bền vững. Chúng ta trải qua rất nhiều cái dịch bệnh trên đàn vật nuôi và cái điều này thì cũng đã được khẳng định trong cái thời gian vừa rồi chúng ta khống chế dịch bệnh rồi tổ chức lại sản xuất. An toàn sinh học không còn là đối với người tực tiếp với người chăn nuôi nông hộ, doanh nghiệp mà là an toàn sinh học đối với các vùng, cấp khu vực và cả quốc gia.

Bà Rungphech (Rose) Chitannuwat, Giám đốc Chuỗi dự án - ASEAN, Tập đoàn Informa Markets.

Cụ thể như tình hình ngập lụt, sạt lỡ ở các tỉnh miền bác trong những ngày vữa qua, ngành chăn nuôi cũng đã có những thông báo các địa phương là làm tốt các công tác an toàn dịch bệnh và thống kê các nông hộ nếu cần có sự hỗ trợ giống hay là hỗ trợ thức ăn chăn nuôi thì sẽ kêu gọi các doanh nghiệp sẽ cùng với ngành chăn nuôi để hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ để khôi phục lại cái sinh kế cho người chăn nuôi nhỏ lẻ trong thời gian tới.

Bà Rungphech (Rose) Chitannuwat, Giám đốc Chuỗi dự án - ASEAN, Tập đoàn Informa Markets chia sẻ: mặc dù thiệt hại bởi bão lũ vừa rồi của ngành chăn nurooifkhoong lớn vì, Chính phủ Việt Nam đã có những đường lối tốt. cụ thể như trước đó đã có sự dịch chuyển vùng chăn nuôi lên vị trí cao hơn. Do đó chưa có nhiều ảnh hưởng lớn nguồn cung thực phẩm trong ngành chăn nuôi phục vụ cho dịp Tết và đảm bảo an ninh lương thực cho tại Việt Nam. Mà chúng tôi đã cảnh báo cho các địa phương để hướng dẫn các hộ c hăn nuôi là sau khi mà ngập lụt và bão ấy thì cái vấn đề an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh là có thể bùng phát bất kì lúc nào.

An Hà

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu