00:39 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngân hàng Nhà nước kiến nghị kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu

15:49 09/03/2022

(THPL) - Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 thêm 3 năm, đến tháng 8/2025. Trong thời gian này, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Nói về kiến nghị này, Ngân hàng Nhà nước cho biết trong gần 5 năm qua, Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), góp phần vào kết quả cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.

Ngân hàng kiến nghị kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu. Ảnh minh họa

Theo báo Tin tức, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã đạt kết quả tích cực. Trong đó, xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý.

Các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết số 42 đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, các cơ quan hữu quan với tổ chức tín dụng trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tuy nhiên, do nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm (hết hiệu lực thi hành vào 15/8/2022). Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, VAMC sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42.

Báo Người lao động thông tin thêm, trong khi đó, dịch COVID-19 kéo dài thời gian qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay. "Trong trường hợp đánh giá một cách thận trọng, tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao (so với tổng dư nợ) là 7,42%.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là rất cần thiết. Việc không tiếp tục thực hiện nghị quyết trong thời gian ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả xử lý nợ xấu; thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ xử lý nợ xấu… sẽ kéo dài tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu