Năm bộ sách giáo khoa lớp 1 mới: Hiểu sao cho đúng về độc quyền và xã hội hoá?
(THPL) - Ở nhiều nước, Đánh giá Sách giáo khoa được xem là một ngành khoa học. Một vài nước có nền giáo dục tiên tiến vẫn mời chuyên gia chuyên ngành này tới nước mình đánh giá sách giáo khoa (SGK) để bảo đảm độ chính xác cao và tính tuyệt đối khách quan. Cho nên, với 5 bộ SGK vừa ra đời, sẽ là quá vội vã nếu đưa ra nhận xét quyết đoán về từng bộ sách hay so sánh khiên cưỡng bộ sách này với bộ sách khác.
Tin liên quan
» Ra mắt phiên bản điện tử sách giáo khoa lớp 1
» Ra mắt phiên bản điện tử sách giáo khoa lớp 1
» Phải công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước 15/2/2020
Tuy nhiên, là một người từng quan tâm đến chất lượng SGK và việc biên soạn, sử dụng SGK, tôi không thể không mạo nuội bước đầu nêu lên một vài nhận xét thẳng thắn, trung thực về hiện tượng rất mới mẻ này của nền giáo dục nước nhà, dưới góc nhìn của một người không tham gia làm chương trình, không tham gia thẩm định chương trình và SGK, cũng không tham gia biên soạn một bộ sách nào.
Trước hết, chúng ta không thể không vui mừng vì đây là thành quả rất đáng ghi nhận trong quá trình triển khai Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK.
Tiếc rằng, việc triển khai nghị quyết rất quan trọng này đã diễn ra quá chậm chập, đặc biệt là trong thời gian từ 2014 đến 2017. Lẽ ra, chúng ta đã có chương trình và SGK sớm hơn, có những bộ SGK tốt hơn, việc thực hiện các hoạt động tiếp theo tốt hơn, đặc biệt là khâu bồi dưỡng giáo viên được tiến hành kỹ lưỡng, chu đáo hơn. Nhớ lại, với bộ SGK hiện hành được biên soạn từ năm 2000, qua hai năm thí điểm trong phạm vi toàn quốc, Bộ mới ban hành chương trình chính thức.
Đợt thay sách này, phải chăng vì triển khai chậm, chúng ta đã không thực hiện thí điểm mà chỉ dạy thực nghiệm một số bài ở một phạm vi tương đối hạn chế. Tất cả các khâu từ biên soạn, hoàn thiện bản thảo, dạy thí điểm (nói thực nghiệm thì đúng hơn), in ấn, bồi dưỡng giáo viên…, chỉ vẻn vẹn có chưa đầy 2 năm. Không ít người, trong đó có các tác giả và một số chủ biên, không thật hài lòng về đợt giới thiệu tập trung chung cả 5 bộ sách vừa rồi. Có bộ thì được dành cả một buổi, có bộ thì được 1 – 2 giờ, thậm chí có bộ chỉ được trình bày khoảng 20 phút! Như vậy thì người nghe làm sao hiểu được ý đồ đổi mới mà các tác giả đã lao tâm khổ tứ hàng năm trời của mình được?
Đáng lưu ý hơn là sau đó không lâu, Bộ lại yêu cầu các địa phương phải chốt lại số lượng đặt sách để các nhà xuất bản (NXB) in ấn phục vụ kịp thời cho năm học mới. Dẫu các NXB cung cấp đầy đủ 5 bộ sách với một số lượng cần thiết cho các địa phương, nhưng quyết định chọn bộ sách nào là một vấn đề rất không giản đơn, có thể nói là rất khó khăn, thậm chí đôi khi còn là chuyện tế nhị rất dễ xẩy ra nhưng điều hạn chế và tiêu cực; với tình hình giới thiệu sách như trên, liệu việc chọn sách có bảo đảm được tính chính xác, khoa học, dân chủ, công bằng, minh bạch, ở tất cả các địa phương như chúng ta mong muốn?
Cũng may là những ngày gần đây, nhận thấy những nhược điểm nêu trên, các NXB và các tổ chức biên soạn sách đã tổ chức hay chuẩn bị tổ chức những đợt giới thiệu, tập huấn riêng cho mình. Bên cạnh những hoạt động trên, trên các báo đài, internet… các tác giả, các tổng chủ biên, các chủ biên và nhiều nhà báo đã viết không ít bài giới thiệu tương đối đầy đủ những đặc điểm của từng bộ sách. Hy vọng những người có trách nhiệm trong việc quyết định chọn sách kịp nắm được những thông tin cần thiết.
Tuy vậy, xin nói thật là trong những thông tin được đưa ra, có những điều chưa thật chính xác, có những đánh giá thiên lệch, có những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn phức tạp cần làm sáng tỏ, thậm chí cần trao đổi, tranh luận.
Đó là vấn đề độc quyền và xã hội hoá trong việc làm SGK.
Không ít bài báo dường như đã tạo ra ấn tượng về một nét chủ đạo của bức tranh toàn cảnh là sự đối cực giữa một bên là 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam và một bên là bộ sách của VEPIC và tâm điểm của sự đối cực đó, một bên là bộ sách xã hội hóa đầu tiên và duy nhất, một bên là thể hiện sự độc quyền trong việc làm 4 bộ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), bởi vậy, muốn trao đổi về vấn đề này, không thể không bắt đầu từ việc làm sáng tỏ các khái niệm xã hội hoá và độc quyền.
Chẳng hạn, trên báo điện tử Giaoduc.net.vn ra ngày 7/4/2020, ngay dưới tên bài Giá sách giáo khoa mới tăng cao có phải do độc quyền, có dòng chữ in đậm: “Trong 5 bộ sách giáo khoa mới công bố thì có 4 bộ sách thuộc về NXB Giáo dục với giá từ 179.000 đồng đến 189.000 đồng, phải chăng đó là độc quyền về giá?”.
Hãy gạt sang một bên vấn đề giá cao hay không, chỉ đến đây người đọc đã có thể đặt câu hỏi: “Thế còn giá bộ thứ năm thì sao? Động cơ gì khiến tác giả không nói?” Nhưng khốn nỗi, sự thật vẫn là sự thật, nên ngay dưới đó, tác giả buộc phải đưa ra một bảng giá đầy đủ, ở đó có một sự thực tréo ngoe, một luận chứng bác bỏ ngay lập tức luận điểm vừa nêu: Giá của bộ sách VEPIC được mệnh danh là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên lại có giá cao nhất: 199.000 đồng!
Một ví dụ khác, trên VIETTIMES ra ngày 5/5/2020, trong bài Có gì mới trong bộ sách giáo khoa xã hội hoá đầu tiên, có lời dẫn sau đây của VietTimes: “Năm 2014, trước làn sóng dư luận phản ứng về việc kéo dài tình trạng độc quyền sách giáo khoa, Nghị quyết số 88 của Quốc hội đã chủ trương xã hội hoá biên soạn (tác giả nhấn mạnh) SGK. Sau hơn hai năm (….. nhấn mạnh) tích cực thực hiện, bộ sách xã hội hoá đầu tiên mang tên “Cánh Diều” đã ra đời.”
Cũng hãy tạm gác ra một bên câu chuyện người chủ trì bộ sách Cánh Diều từng là người lãnh đạo cao nhất, lâu năm nhất của NXBGDVN và cũng hãy tạm gác chuyện tìm hiểu bộ Cánh Diều có thực sự chỉ hoài thai trong hai năm hay không (muốn biết phần nào việc này, mời bạn đọc đọc 2 bài báo rất hay của tác giả Hồng Thuỷ đăng trên Giaoduc.net.vn số ra ngày 30/5/2018 và 2/6/2018), thử hỏi, VietTimes nói như vậy có nghiêm chỉnh chăng, và ngay về chủ trương xã hội hóa SGK, phải chăng chỉ xuất phát từ nguyên nhân ấy?
Độc quyền là độc chiếm quyền sản xuất, cung cấp, buôn bán đối với một hàng hoá, dịch vụ đặc biệt. Có 3 loại độc quyền: độc quyền của một cá nhân, của một nhóm người và độc quyền Nhà nước (government monopoly, monopole d’Etat). Nhà nước nắm độc quyền loại hàng hoá, dịch vụ nào, là tuỳ theo tính chất của chế độ chính trị, tình hình xã hội trong từng thời kỳ. Có một số loại hàng hoá dịch vụ mà các nhà nước theo những chế độ khác nhau cũng thường nắm giữ như hàng hoá, dịch vụ thuộc các ngành công an, quân đội, ngoại thương, ngoại hối. Có Nhà nước từng giữ độc quyền về những hàng hoá và dịch vụ mà bây giờ chúng ta cho là kỳ cục. Như ở Pháp, cuốn Từ điển Bách khoa phổ thông in năm 1998 còn cho ta biết, chính phủ độc quyền cả thuốc lá và diêm! Không nói thì ai cũng biết trong một thời gian dài, độc quyền làm SGK của NXBGDVN là thuộc loại độc quyền Nhà nước.
Sự độc quyền đó đã được khẳng định ngay trong văn bản Nghị định số 398/NĐ thành lập NXBGD do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên ký ngày 10 tháng 05 năm 1957. Nhưng không phải trao độc quyền là đã thực hiện được ngay quyền ấy. Trong một thời gian tương đối dài, NXBGD chỉ mới thực hiện nổi quyền tổ chức biên soạn sách giáo dục, còn Bộ Văn hoá vẫn nắm quyền in ấn và phát hành. Điều đó đã tạo nên những bất cập lớn trong việc in ấn SGK và nhất là việc chuyển SGK về các địa phương. Bởi vậy, 10 năm sau, chính phủ mới ra Quyết định 132/TTg-Vg ngày 25/7/1967 do phó thủ tướng Phạm Hùng ký giao nhiệm vụ cho Bộ Văn hoá chuyển gấp toàn bộ việc in ấn, phát hành SGK sang Bộ Giáo dục, và dĩ nhiên, trong hoàn cảnh đương thời, Bộ Giáo dục đã giao cho NXBGD.
Qua hơn 60 năm, NXBGDVN đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ được giao, và do đó, đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý: nhiều Huân chương Lao động, nhiều Huân chương Độc lập và Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập. Dẫu vậy, NXBGDVN vẫn vui mừng chào đón Quyết nghị 88 của Quốc hội, và nhận thức thức sâu sắc đây chính là thời cơ buộc NXB phải chuyển mình, “lột xác”, thay đổi một cách nhanh chóng mạnh mẽ để thích ứng với cơ chế mới, từ đó, vẫn tiếp tục đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới, với sức mạnh tổng hợp của một đơn vị trực thuộc Bộ, từng luôn xứng đáng là đơn vị hậu cần quan trọng nhất của Bộ.
Chuyện NXBGDVN có hàng chục Công ty từng thành thạo làm SGK, có đầy đủ thiết bị hiện đại, có đầy đủ đội ngũ biên tập có nghiệp vụ cao về xuất bản, có đủ các chức danh biên tập viên do nhà nước cấp, … làm 4 bộ SGK là bình thường. Chắc mọi người còn nhớ, cách đây đến 30 năm, NXBGD đã từng làm nhiều bộ SGK viết theo một chương trình: hai bộ sách Văn và 3 bộ sách Toán dùng cho cấp Phổ thông Trung học, được dùng trên phạm vi toàn quốc, từ năm 1989 đến 1999. Đáng lưu ý hơn nữa, việc làm này đã thể hiện bước đầu phương châm xã hội hoá trong việc làm SGK: một bộ SGK Ngữ văn do Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn và một bộ sách Toán do Hội Toán học TP. Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn.
Đứng về mặt kinh tế, chúng tôi nghĩ rằng, với việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá, không phải mọi SGK của NXBGDVN đều sử dụng vốn của Nhà nước. Vốn của Nhà nước dĩ nhiên không thể phân bố đồng đều cho các công ty thành viên. Có những công ty, như Công ty cổ phần Sách giáo dục tại Hà Nội, đã từ lâu, vốn nhà nước rất ít, và có thể nói, gần như giống công ty VEPIC. Bởi vậy chỉ thuần xét về mặt kinh tế để đề cao tính chất xã hội hoá của bộ sách VEPIC là không thoả đáng, và tuỳ tiện dùng từ ngữ độc quyền để gán cho NXBGD là “oan”! Việc làm đó cũng y như dùng một con tem bưu điện đã đóng dấu để dán vào một phong bì mới!
Nói SGK của VEPIC là bộ sách đầu tiên hoàn toàn không dùng vốn nhà nước là hoàn toàn đúng, nhưng nói đó là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên thì không ổn. Có lẽ rồi đây các nhà giáo dục và kinh tế học nên ngồi lại với nhau để minh định thế nào là xã hội hoá trong việc làm SGK. Theo chúng tôi nghĩ, văn bản của Nghị quyết đã chỉ rõ việc đầu tiên quyết định thành công của chủ trương xã hội hoá là khâu biên soạn. Chủ trương này trước hết đòi hỏi làm sao động viên được tối đa các tổ chức, cá nhân biên soạn được nhiều bộ sách có chất lượng, cùng thể hiện được yêu cầu chương trình mới nhưng có màu sắc khác nhau để người sử dụng có nhiều chọn lựa.
Nếu quan niệm như vậy, tất cả 4 bộ sách của NXBGDVN đã thể hiện khuynh hướng xã hội hoá ở những mức độ khác nhau vì lần đầu tiên đã huy động được gần 1000 tác giả, trong đó có rất nhiều tác giả trẻ chưa hề viết SGK nhưng có trình độ, nhiệt tình, hăm hở đổi mới ở rất nhiều cơ quan, trước hết là ở Trường ĐHSP HÀ NỘI và Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. Ai cũng biết điều này, nên nhiều người rất băn khoăn khi đọc những dòng như “Bộ sách giáo khoa Cánh Diều của Nhà xuất bản ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, ĐHSP và Công ty đầu tư xuất bản thiết bị giáo dục Việt Nam phối hợp biên soạn xuất bản có giá là 199.000 đòng” (báo Lao động ngày 7/4/2020).
Người ta có thể nêu 2 băn khoăn: một là, 2 NXB này đã phối hợp biên soạn với VEPIC như thế nào? Nếu có một vài thầy giáo ở 2 trường này viết cho VEPIC thì với tư cách cá nhân hay các ban giám hiệu cử, số lượng là bao nhiêu? Hai là, dù với bất cứ lý do nào, vai trò của VEPIC vẫn là quyết định, tại sao lại đặt chữ VEPIC ở sau và cách diễn đạt như nói lên vai trò chủ động là của hai trường ĐHSP? Có thật thế chăng?
Hai trường ĐHSP này chỉ là là nằm trong số 7 đơn vị được cấp giấy phép xuất bản và nhận in SGK. Cách nói và diễn đạt như vậy (không chỉ một lần và ở một nơi) là mù mờ, thiếu minh bạch, là “danh bất chính”. Và khi danh đã bất chính thì nói năng không thuận. Không lạ gì mà một vài bài báo đã chỉ ra “phát ngôn bất nhất” của người lãnh đạo VEPIC cũng như một số điểm mâu thuẫn trong phát ngôn của ông với Tổng chủ biên chương trình tổng thể, cũng là Tổng chủ biên môn Tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều.
Nếu số lượng cán bộ của 2 trường này viết cho 4 bộ sách của NXBGDVN là áp đảo tuyệt đối số lượng tác giả ở 2 trường này viết cho VEPIC, thì ngược lại, số lượng tác giả của bộ sách VEPIC ở trong ban soạn chương trình Tổng thể và chương trình bộ môn của Bộ, của dự án RGEP lại áp đảo số lượng số người rất ít ỏi ở cả 4 bộ sách của NXBGD tham gia chương trình của Bộ, của dự án RGEP. Số lượng người tham gia đề án của Bộ là tác giả của VEPIC trong Công văn số 09/CV-/VEPIC gửi Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là 46/56, chiếm trên 80%. (số lượng trong các tư liệu hiện có không thống nhất, có chỗ là 42, có chỗ là 41, nhưng dù ít nhất là 41, cũng là số lượng áp đảo).
Hơn thế, những người viết cho VEPIC đó đều là những người nắm vai trò Tổng chủ biên và Chủ biên. Mãi cho đến những ngày gần đây, khi phóng viên hỏi điều gì là thuận lợi nhất đối với bộ sách của VEPIC, người lãnh đạo VEPIC vẫn hồn nhiên sung sướng trả lời là điều chúng tôi đã nêu trên. Hẵng gác sang một bên điều mà nhà báo Hồng Thuỷ đã nêu lên là việc sử dụng cả một thê đội như vậy có trái với Quyết định số 2445/QĐ- BGDĐT do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký về việc phê duyệt Sổ tay thực hiện RGEP hay không, hay mối liên quan về chương trình giả định, bộ sách viết theo chương trình đó với chương trình vừa chính thức ban hành và bộ sách vừa chào đời, thì cũng không nên tự hào về điều đó, vì dưới góc nhìn khác, có người cho đó lại chính là nhược điểm của bộ sách, tính chất xã hội hoá kém của bộ sách.
Nhật Tân (Nhà giáo TP. HCM)
Tin khác
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024