Mỹ áp thuế cao, tôm Việt tìm đường sang Trung Quốc và Úc
(DNVN) - Việc Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm cao hơn nhiều lần so với mức thuế sơ bộ đã gây áp lực tâm lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam nên dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng xuất khẩu tôm sang thị trường này trong quý cuối năm...
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) cho giai đoạn từ ngày 01/02/2014 đến ngày 31/01/2015.
Trong kết luận sơ bộ, DOC đã lựa chọn 2 doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc với mức thuế là 2,86% và 4,78%. Từ đó, mức thuế sơ bộ của các bị đơn tự nguyện (bình quân gia quyền thuế suất của các bị đơn bắt buộc) là 3,56%.
Tuy nhiên, trong kết luận cuối cùng DOC chỉ lựa chọn duy nhất 1 bị đơn bắt buộc với mức thuế suất giữ nguyên so với quyết định sơ bộ là 4,78%. Vì vậy, các bị đơn tự nguyện cũng nhận mức thuế suất 4,78%. Thuế suất toàn quốc vẫn giữ nguyên ở mức 25,76%.
So với mức thuế cuối cùng của POR9 (công bố ngày 15/9/2015), mức thuế cuối cùng của POR10 đã bị tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), sở dĩ mức thuế này tăng cao là do DOC vẫn áp dụng phương pháp định giá phân biệt (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0) để tính toán biên độ phá giá.
Theo quy tắc của WTO thì không được áp dụng phương pháp quy về 0 trong các đợt rà soát hành chính. Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp này trong việc tính toán biên độ phá giá. Việc này là không phù hợp với cam kết trong WTO. Với những số liệu hiện nay, nếu không áp dụng phương pháp quy về 0 thì chắc chắn mức thuế chống bán phá giá của doanh nghiệp Việt Nam sẽ về 0%.
Theo Vasep, sau quyết định cuối cùng trong POR10, Hiệp hội đang chuẩn bị hồ sơ để khiếu nại lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ, kể cả cấp cao hơn để yêu cầu DOC tính lại mức thuế này. Theo quy định, Việt Nam có quyền nộp đơn đề nghị lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ trong vòng 30 ngày.
Vasep đánh giá, trước mắt, quyết định tăng thuế CBPG sẽ gây áp lực tâm lý tới các doanh nghiệp xuất khẩu và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng, khiến hoạt động xuất khẩu tôm sang Mỹ sụt giảm trong thời gian ngắn. Do vậy, xuất khẩu trong quý IV có thể không duy trì được mức tăng trưởng 16,5% như 3 quý đầu năm. Tuy nhiên về lâu dài khi các bên đều xác định được Việt Nam không bán phá giá tôm, hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ dần đi vào ổn định.
Trên thực tế, mức thuế DOC mới công bố chỉ là mức thuế tạm tính, phải đợi đến kỳ xem xét hành chính cho những lô hàng xuất khẩu năm 2016 (khoảng 2 năm sau) thì mới biết mức thuế chính xác cho các lô hàng XK hiện tại. Cũng có thể, mức thuế sẽ về 0%. Trước đây, trong đợt rà soát hành chính POR8, mức thuế chống bán phá giá tôm rất cao 6,37% và thời điểm đó, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn song tình hình thị trường cũng dần ổn định lại. Trong lần rà soát POR9, thuế chống bán phá giá đã giảm xuống còn 0,91%.
Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ không chỉ phụ thuộc vào mức thuế CBPG mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chất lượng, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng khá tốt nhu cầu từ phía bạn hàng Mỹ.
Tuy nhiên, Vasep cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn nên chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Australia, Trung Quốc hay khai thác thị trường nội địa, tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Theo Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam khá thuận lợi với đà tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay. Cụ thể, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 8 tăng 17% đạt 70,5 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm nay đạt 435,3 triệu USD; tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng nhập khẩu tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác cho Mỹ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dẫn tới giá xuất khẩu tăng. Trong top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, duy nhất Việt Nam tăng cả khối lượng và giá trị xuất tôm sang Mỹ lần lượt là 8% và 1%.
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt