Luồng vào Cảng tổng hợp Dung Quất, Quảng Ngãi: “Mắc cạn” bởi một…công văn
(THPL) - Đầu tư phát triển các khu kinh tế (KKT) ven biển không thể không đầu tư hạ tầng cảng biển. Vì mục tiêu chung phát triển KKT, Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi đã đề xuất xây dựng Cảng tổng hợp chuyên dùng phục vụ chung KKT Dung Quất. Đến nay, Cảng đã xây xong, song luồng vào đang bị “mắc cạn” bởi một công văn.
Tin liên quan
- Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Huy động các nguồn lực phát triển KKT
Sau hơn 20 năm phát triển, KKT Dung Quất được đánh giá là một trong những khu kinh tế thành công trong cả nước, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, làm thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết hàng chục ngàn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, KKT Dung Quất sẽ thu hút đầu tư đạt từ 2,5 – 3,5 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt từ 3-4%/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 31.500 tỷ đồng; hàng hóa thông qua cảng đạt khoảng 18 triệu tấn/năm; giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 35.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 600 – 800 triệu USD.
Để đạt được điều đó, cần phải huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng cảng biển, ngoài việc đầu tư của nhà nước, rất cần sự đầu tư của khối kinh tế tư nhân nhằm đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển KKT theo hướng hiện đại, góp phần cùng tỉnh Quảng Ngãi thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Cảng đã xây xong nhưng…luồng vào đang bị “mắc cạn”.
Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm vì mục tiêu chung phát triển KKT, Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi đã đề xuất với Bộ, ngành Trung ương và địa phương về việc xây dựng Cảng tổng hợp chuyên dùng phục vụ chung KKT Dung Quất. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ nhất trí cao của các cấp, các ngành, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Đầu năm 2015, Cảng nhanh chóng được xây dựng để đáp ứng những mục tiêu phát triển của cả KKT Dung Quất.
Đến nay, khối lượng công việc cho việc triển khai bến số 01 sắp được hoàn thành, với bến cảng có thể đón nhận tàu 50.000 DWT. Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng cầu cảng số 2 với chiều dài hơn 600 mét, để đến tháng 8/2017 có thể khai trương bến số 1 theo đúng kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công đang gặp một số khó khăn, cần sự vào cuộc của UBND tỉnh để những vướng mắc được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
Những khó khăn cần được tháo gỡ
Để triển khai xây dựng bến số 1 và số 2 cho phép tàu 50 vạn tấn vào, Công ty đã nhận được sự đồng ý của UBND tỉnh cho phép được nạo vét để san lấp mặt bằng làm cảng. Đến nay, diện tích san lấp mặt bằng đạt khoảng 95% với khối lượng vào khoảng 715.000 m3 cát. Trong khi đó, để đón được tàu 50.000 DWT vào, theo các chuyên gia về hàng hải, đòi hỏi khu vực nạo vét trước bến phải có chiều rộng là 175 m và vũng quay tàu với đường kính 320 xuống độ cao thiết kế -12,4 m.
Như vậy tổng khối lượng cát cần nạo vét cho cả 2 giai đoạn là khoảng 4.090.000 m3, trừ 715.000 m3 đã san lấp, còn dư 3.375.000 m3 chưa được nạo vét theo chuẩn tắc thiết kế nhằm phục vụ tàu 50.000 DWT vào. Để giải quyết bài toán dư thừa này, công ty đã nhận được sự ủng hộ của tỉnh, nhằm tránh lãng phí tài nguyên, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư và tận dụng tài nguyên để phục vụ san lấp mặt bằng các dự án, đồng thời chấp thuận chủ trương được phép bán sau khi phục vụ san lấp.
Ngày 28/6/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn số 3868, do chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký, trong đó có nội dung đồng ý về chủ trương việc Công ty Hào Hưng được bổ sung thêm khối lượng cát nạo vét khu nước trước bến và tuyến luồng, vũng quay tàu giai đoạn 2 để phục vụ san lấp mặt bằng và được bán trong nước phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp mặt bằng còn dư thừa.
Tuy nhiên, không đồng tình với ý kiến của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có công văn kiến nghị UBND tỉnh dừng thực hiện việc bán trong nước đối với phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp còn dư thừa, cho rằng công ty có dấu hiệu trục lợi trong việc bán vật liệu còn dư.
Về vấn đề này, ông Lê Văn Lý – Phó Giám đốc Công ty Hào Hưng Quảng Ngãi cho biết, công ty không hề hưởng lợi từ việc bán phần vật liệu còn dư, để được bán phần còn dư, công ty đã làm đầy đủ tất cả nghĩa vụ tài chính: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trước khi sử dụng khoáng sản để san lấp mặt bằng và cho mục đích khác đối với lượng cát dư thừa, kê khai nộp thuế tài nguyên môi trường, phí bảo vệ môi trường, thuế VAT theo đúng quy định, thậm chí công ty còn chấp nhận lỗ 1000 đồng cho mỗi m3 cát, do vậy không thể nói công ty có dấu hiệu trục lợi ở đây được, mục đích của công ty là làm cảng, trong đó có luồng lạch để tàu có thể cập bến, chứ không vì mục đích nào khác.
“Tiến độ thi công luồng vào cảng là rất cấp bách, theo kế hoạch đến tháng 8/2017, công ty chúng tôi công bố cảng đi vào hoạt động bến số 1, bây giờ có văn bản của tỉnh dừng việc mang bán trong nước đối với phần vật liệu nạo vét sau khi phục vụ san lấp còn dư thừa là rất khó cho chúng tôi, bởi khối lượng san lấp đã đạt đến 95%, còn hơn 3 triệu mét khối cát nữa chúng tôi biết đổ đi đâu nếu không di chuyển ra chỗ khác”, ông Lý nói.
Ông Lý nêu ý kiến: "Hợp đồng công ty chúng tôi đã ký với đơn vị nạo vét, giờ mỗi ngày chúng tôi bị thiệt hại rất nhiều, hơn nữa nếu luồng lạch không đúng theo chuẩn tắc thiết kế thì tàu 50.000 DWT không thể vào làm hàng, do vậy chúng tôi rất cần sự vào cuộc nhanh chóng của UBND tỉnh, tìm ra giải pháp tốt nhất để nhanh chóng giải quyết bài toán hóc búa này".
Theo các chuyên gia kinh tế, cứ một triệu tấn hàng hóa thông qua cảng mỗi năm đem lại nguồn thu cho đất nước 3.000 tỷ đồng, trong đó thu hải quan sẽ được 1000 tỷ đồng. Với công suất thiết kế khoảng 6 triệu tấn hàng hóa/năm, Cảng tổng hợp phục vụ chung KKT Dung Quất sẽ là đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Dung Quất, còn là cơ hội nâng cao vị trí cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.
Do vậy, việc khơi thông luồng lạch theo đúng chuẩn tắc thiết kế là việc làm cấp thiết, khi hạ tầng cảng biển đồng bộ sẽ kéo theo làn sóng đầu tư mới vào tỉnh Quảng Ngãi.
Quốc Biên
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt