Nỗ lực "giữ lửa" làng nghề thổi thủy tinh Thống Nhất
(THPL) - Thôn Giáp Long, xã Thống Nhất từ lâu đã nổi tiếng với làng nghề thổi thủy tinh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều yếu tố khác nhau như sự cạnh tranh từ thị trường, thu nhập bấp bênh, lớp trẻ không mặn mà với nghề,... khiến nghề truyền thống này đang mai một từng ngày.
Tin liên quan
- Tài sản sở hữu trí tuệ thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Hội chợ Làng nghề 2024: Nơi tôn vinh, gìn giữ di sản truyền thống Việt Nam
Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với ba sản phẩm của Việt Nam
Ngân hàng tư nhân "vượt mặt", ngân hàng quốc doanh gặp khó
Hàn Quốc sẽ kiểm tra thực phẩm bảo quản bằng đường của 7 doanh nghiệp Việt
» Thế hệ trẻ hào hứng tiếp cận làng nghề truyền thống nấu xôi Phú Thượng
» Khám phá bí mật thành công của làng nghề làm hương thôn Cao
» Người kế thừa cuối cùng nơi làng nghề làm đàn duy nhất Thủ đô
Gặp người “giữ lửa” làng nghề thổi thủy tinh Thống Nhất
Làng nghề thổi thủy tinh đã xuất hiện ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội từ những năm 1960. Để đến làng Giáp Long, xã Thống Nhất, du khách cần đi xe khoảng 30 km từ trung tâm. Nằm ngay bên bờ sông Hồng, nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo được làm từ thủy tinh, mang đậm dấu ấn văn hóa và truyền thống của địa phương. Trải qua nửa thế kỷ thăng trầm, làng nghề Thống Nhất vẫn còn lưu giữ được nghề truyền thống thổi thủy tinh, với sự góp sức của một số gia đình, tuy chỉ còn khoảng vài chục người.
Men theo con đường đê song song bờ sông tại thôn Giáp Long, đi qua con đường được bao quanh bởi màu xanh ngát của cây cỏ và không khí trong lành là đến xưởng thổi thủy tinh Lương Tâm của bà Tạ Thị Ngà và gia đình. Bà Ngà là một trong những nghệ nhân lành nghề của làng- người đã gắn bó với nghề hơn 30 năm. Ký ức tuổi thơ của bà gắn liền với hình ảnh cái khò lửa, cùng đôi bàn tay khéo léo giờ đã chai sạn để tạo nên những sản phẩm thủy tinh trong veo và sáng bóng.
Bên trong xưởng thổi thủy tinh ở thôn Giáp Long, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, Hà Nội
Bà Tạ Thị Ngà - một trong những người nỗ lực “giữ lửa” làng nghề truyền thống ở thôn Giáp Long
Nghề thổi thủy tinh nơi đây được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình bà Ngà cũng vậy, cả nhà đều theo nghề. “Tôi học nghề từ bố, rồi làm cái nghề này từ lúc bé đến lúc lấy chồng, cho tới tận bây giờ, và có lẽ là sẽ theo suốt đời”, bà Ngà nói. Hai người con trai của bà cũng từng theo nghề, nhưng hiện nay chỉ có một người con dâu tiếp tục làm.
Những khó khăn trong quá trình “thổi lửa”
Bà Ngà chia sẻ, ngày xưa, khi chưa có máy móc hỗ trợ, công việc thổi thủy tinh đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn cao hơn rất nhiều. Mỗi ngày, những người thợ phải miệt mài bên cái khò với nhiệt độ cao từ 700 đến 1.000 độ C, thổi, kéo, ép, cuốn để tạo nên những sản phẩm thủy tinh tinh xảo.
Người thợ thổi thủy tinh phải làm việc với lửa trong thời gian dài
Họ phối hợp nhịp nhàng giữa miệng thổi, tay xoay, tay vuốt để tạo hình sản phẩm theo ý muốn. Do đó, mỗi sản phẩm thủy tinh được tạo ra đều là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều công đoạn.
Những người thợ phải làm việc liên tục từ sáng đến tối, dưới cái nắng nóng oi bức của cả thời tiết và lửa. “Nếu bên ngoài khoảng 39 đến 40 độ thì nhiệt độ trong xưởng phải rơi vào tầm bốn mươi mấy độ. Lại còn phải tiếp xúc với lửa, nóng lắm!”, bà đưa tay gạt đi những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán.
Bà Ngà vừa thổi ống thủy tinh vừa trò chuyện, "Nghề này vất vả lắm, nhiều khi bỏng rát, đứt tay chân là chuyện bình thường. Ban đầu khi mới làm nghề, tôi cũng rất sợ, nhưng sau một thời gian làm quen, tôi không còn cảm thấy sợ hãi nữa, tay chân cũng đã chai sạn nhiều rồi.”
Khi được hỏi về những sản phẩm của xưởng mình, bà nói: “Ai bảo, ai đặt cái gì thì tôi làm cái đấy.” Nhà bà thường giao cho các doanh nghiệp, những bệnh viện khắp nơi số lượng lớn dụng cụ đã được đặt trước. Hiện nay, với sự trợ giúp của máy móc, công việc thổi thủy tinh đã phần nào đỡ vất vả hơn trước kia. Theo bà Ngà, nếu chỉ làm thủ công, một người có lẽ cũng chỉ hoàn thiện được dưới 1000 cái ống/ngày mà thôi.
Tuy nhiên, việc sản xuất theo đơn đặt hàng cũng có những hạn chế. Các cơ sở sản xuất phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, không có nhiều cơ hội sáng tạo và phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm thủy tinh Việt Nam vẫn cao hơn so với hàng Trung Quốc do chi phí nguyên liệu, nhân công cao.
Nỗi trăn trở khi làng nghề truyền thống đang dần mai một
Hiện nay, cả thôn Giáp Long cũng chỉ còn khoảng 8 hộ gia đình còn theo nghề “thổi lửa”, so với ngày trước thì đã mai một đi rất nhiều. Trong đó, số người trẻ tuổi chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Điều này khiến cho bà Ngà không khỏi hoài niệm quá khứ, nỗi lo lắng, tiếc nuối về nghề truyền thống đang dần mất đi: “Thanh niên người ta không làm, người ta làm nghề khác, không muốn theo nghề này. Con cái đứa nào nó theo được mới theo, nhiều đứa không muốn nối truyền vì nó nóng, vất vả, quan trọng là đầu ra không có. Bây giờ tôi cũng 50 tuổi rồi, tôi cũng muốn đào tạo cho các cháu nó lắm, nhưng chúng nó không theo được. Giờ tôi chỉ biết làm đến đâu hay đến đó thôi, chứ không biết trước tương lai còn ra sao nữa…”
Ông Lương Văn Trãi - chồng của bà Tạ Thị Ngà cũng tham gia sản xuất
Bà Lợi, một người dân của làng nghề cho biết: “Ngày xưa cả làng làm nghề, nhưng nay những hộ mà làm ống B1, B12 người ta bỏ hết rồi, chỉ còn vài hộ còn làm ống cho chim ăn, ống nghiệm cho bệnh viện là còn làm thôi. Vì làm cái ống nghiệm này phải học và làm từ đầu mới theo được, nên cũng chẳng ai theo mấy, huống chi người trẻ”.
Còn bà Mường - một người dân sống lâu năm ở làng cũng bày tỏ thêm: “Cái thời tôi còn bé, hầu như hộ gia đình nào cũng làm thủy tinh. Nhưng hơn chục năm trở lại đây, dân làng này đều bỏ nghề hết vì cực quá, trong khi lợi nhuận lại không cao, họ chuyển sang những nghề khác dễ kiếm tiền hơn hoặc là đi tứ xứ làm ăn rồi. Có con cái, họ cũng định hướng học hành đàng hoàng hoặc đến thành phố lớn làm việc, chứ làm nghề này vất vả quá, thu nhập chả bao nhiêu, chả ai muốn con mình khổ cả.”
Có thể thấy, ngoài tình yêu và đam mê đối với nghề, câu chuyện về thu nhập luôn là một phần quan trọng. Vậy nên, nhiều người trẻ mong muốn “thoát ly để có thu nhập cao”. Đó là điều dễ hiểu, bởi khi nhu cầu cuộc sống hằng ngày không được bảo đảm thì khó có thể nói đến đam mê làm nghề, bảo tồn nghề truyền thống.
Để làng nghề thủy tinh Giáp Long phát triển bền vững, chính quyền địa phương cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp các hộ sản xuất đầu tư khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ, chắt lọc những tinh hoa truyền thống làng nghề. Từ đó, thu hút những người trẻ quan tâm hơn đến nghề thủ công, để cho những “ngọn lửa thấm đẫm mồ hôi lao động” luôn luôn bừng sáng, giúp cho các hộ gia đình làm thủy tinh thôn Giáp Long luôn “đỏ lửa” ở cả hiện tại và tương lai.
Anh Châu - Gia Phương - Lưu Phương
Tin khác
-
Nghệ An: Tăng trưởng GRDP 9 tháng trên địa bàn tỉnh ước đạt 8,3%, đứng thứ 16 cả nước
-
Thanh Hóa: Giả danh CSGT gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Thanh Hóa: Xử phạt nhà thuốc Hoa Mai 45 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 18 tháng
-
Thanh Hóa: Yêu cầu kiểm soát chặt việc thực hiện tận thu khoáng sản
-
Bộ sưu tập “ngọc lục bảo” trên Thành phố Đảo Hoàng gia
-
Bảng giá ô tô Land Rover mới nhất tháng 10/2024
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP
(THPL) - Các đối tượng giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan quản lý nhà nước để...07/10/2024 17:07:39Tăng liên kết để nâng cao giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thương hiệu Việt
(THPL) - Hiện nay, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt bình quân 8%/năm. Theo các chuyên gia, con số này có...07/10/2024 14:50:00Những kết quả nổi bật về tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng đầu năm
(THPL) - Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương. Tại phiên...07/10/2024 17:05:00Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội trao hơn 200 phần quà ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại bởi bão số 3
(THPL) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã trao hơn 200...07/10/2024 14:11:27
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
(THPL) - Ngày 19/9, Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp toàn quốc đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 300 đơn vị trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này. - Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
- Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại...
- Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...