15:34 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Lạc Thủy, Hòa Bình: “Đất tặc” núp bóng dự án cải tạo vườn đồi?

16:19 11/12/2018

(THPL) - Việc được chính quyền huyện, xã “tạo điều kiện” dưới “ vỏ bọc” hạ thấp độ cao, cải tạo vườn đồi của một số hộ dân để tiến hành khai thác đất đem đi bán gây “chảy máu tài nguyên” tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Ông Trần Mạnh Tuấn-Chủ tịch xã Yên Bồng (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình).

Để làm rõ những thông tin, PV đã có buổi làm việc với ông Trần Mạnh Tuấn Chủ tịch xã Yên Bồng (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) cho biết:“ Hiện tại, trên địa bàn xã có 2 dự án lớn của Tập đoàn Xuân Thành và nhà máy gạch công nghệ cao của Công ty gốm mỹ Hòa Bình đang tiến hành khai thác đất để san gạt mặt bằng trên địa bàn xã”.

Cả một quả đồi sắp bị san phẳng bởi nạn khai thác đất.

“Các anh cũng thấy đấy bà con ở đây đa số ở sườn đồi, một số hộ dân có nguyện vọng xin hạ thấp độ cao để làm vườn, cải tạo công trình chăn nuôi nên có đơn xin hạ thấp độ cao. Theo nguyện vọng của bà con thì UBND xã cũng nhất trí đề nghị và phê duyệt vào hồ sơ chuyển lên UBND huyện”, ông Tuấn cho biết thêm.

Lợi dụng việc hạ thấp độ cao cải tạo vườn đồi để khai thác đất.

Theo tìm hiểu của PV các khu vực đang khai thác đất vườn là hộ gia đình ông Bùi Văn Huấn, hộ ông Nguyễn Minh Tân và ông Bùi Quí Ly ở các thôn Mạnh Tiến 2, thôn Hồng Phong, Quyết Tiến. Điều đáng nói là các hộ dân này đều lợi dụng được UBND huyện, xã tạo điều kiện cho phép hạ thấp độ cao đồi để khai thác tài nguyên để đem đi bán.

Lộ rõ nhất là hộ ông Nguyễn Minh Tân thôn Đồi Chùa cũng khai thác vượt ranh giới cho phép 300 m2 gây ảnh hưởng đến hộ ông Phạm Quốc Việt. Mặc dù, UBND xã đã đình chỉ việc cải tạo, tuy nhiên đơn vị thi công vẫn tiến hành khai thác. 

Đặc biệt, trong biên bản làm việc ngày 22/05/2018 với gia đình ông Bùi Quý Ly, phần ý kiến của hộ gia đình và đơn vị thi công có khai báo với nội dung trong quá trình khai thác vận chuyển đã làm mất mốc ranh giới và đã khai thác ngoài diện tích được cấp phép khoảng 500 m2.

Nhưng thực tế, ngày 09/4/2018, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thủy đã phối hợp với UBND xã Yên Bồng, hộ ông Bùi Qúi Ly kiểm tra thực địa khai thác thì xác định hộ ông Ly đã khai thác vượt quá diện tích khai thác vượt ra ngoài giấy phép là 3.602 m2, chứ không phải 500 m2 như hộ gia đình ông Ly báo cáo.

Điều kỳ lạ, với kết quả thực địa và đối chiếu với giấy phép của hộ ông Bùi Qúi Ly của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Yên Bồng là vượt diện tích khai thác hơn 3.600 m2 gấp 7 lần so với ý kiến của hộ gia đình ông Ly báo cáo.

Lẽ ra, với việc hộ ông Bùi Qúi Ly đã khai báo không đúng với sự thật về diện tích khai thác gấp hơn 7 lần thì phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Yên Bồng phải yêu cầu hộ gia đình ông Ly dừng việc khai thác để xử lý. Thế nhưng, phòng TN&MT cùng UBND xã Yên Bồng lại đồng ý cho hộ ông Ly tiếp tục khai thác trong diện tích trong giấy phép, khiến hàng nghìn m3 đất đã bị khai thác, tiêu thụ trái phép. Với cách làm trên đã khiến dư luận nghi ngờ có hay không sự "tiếp tay" của UBND huyện Lạc Thủy và, UBND xã Yên Bồng, làm “chảy máu” tài nguyên đất.

Tiếp đó, ở Thôn Mạnh Tiến 2 của hộ ông Bùi Văn Thụ cũng đang có dấu hiệu lợi dụng việc hạ thấp độ cao để bán tài nguyên ra bên ngoài.

Theo một số nguồn thông tin mà PV viên tìm hiểu được việc khai thác đất tại đây được một số người nơi khác đến để thua mua để đi san, lấp trên địa bàn huyện, còn một số sẽ được chuyển đi một số tỉnh thành làm nguyên liệu cho các nhà máy gạch và xi măng.

Nhiều xe chở đất có dấu hiệu quá tải gây hư hỏng kết cấu hạ tầng và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Từng đoàn xe “hổ vồ” không che chắn nối đuôi nhau chạy trên tỉnh lộ đoạn qua 2 xã Yên Bồng và Khoan Dụ tỉnh Hòa Bình gây khói bụi mù mịt đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người dân nơi đây.

Hơn nữa, ông Bùi Văn Thụ là chủ một doanh nghiệp người đang có nhu cầu san lấp, tiêu thụ đất và cũng là người đề xuất hạ thấp độ cao vườn đồi để khai thác đất.

Ngoài việc khai thác đất của chính nhà mình, ông Bùi Văn Thụ còn tiến hành thu mua đất của hộ bà Nguyễn Thị Mới và bà Bùi Thị Thảo. Điều này đang đặt ra nghi vấn việc ông Bùi Văn Thụ có đang lợi dụng việc hạ thấp độ cao của đồi để bán tài nguyên đất?

Bên cạnh đó, sau khi khai thác đất, các khu vực này chỉ còn trơ lại phần đá, sỏi nên hầu như không thể canh tác, trồng cây được.

Theo lời một đầu lậu đất tại đây thì khu vực đồi nhà ông Tân và ông Ly có đất rất đẹp, ít đá, sỏi và dễ khai thác nên mới tiến hành khai thác "thêm" ra ngoài phạm vi được phép như vậy; giá thành đất tại đây sẽ cao hơn so với một số chỗ. Chủ yếu đất ở tại đây được thu mua để đem đi san, lấp một số dự án trên địa bàn huyện.

Như vậy, việc "đất tặc" lợi dụng kẽ hở từ việc đề xuất xin phép san gạt, hạ thấp vườn đồi tại huyện Lạc Thủy đã diễn ra từ lâu, nhưng không hiểu vì sao các cấp chính quyền huyện Lạc Thủy dù biết nhưng vẫn "nhắm mắt làm ngơ", khiến tài nguyên khoáng sản quốc gia bị thất thoát.

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Nhóm PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu