Lạc Thủy, Hòa Bình: “Đất tặc” lộng hành vì được bao che, bảo kê?
(THPL) - Việc khai thác đất trái phép, núp bóng san gạt vườn đồi đã diễn ra trong thời gian dài, nhiều lần chính quyền phát hiện, lập biên bản nhưng không tiến hành xử lý dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật, sau đó các đối tượng vẫn ngang nhiên khai thác, ăn cắp tài nguyên khoáng sản.
“Đất tặc” thỏa sức lộng hành?!
Ngay cạnh tuyến đường vừa được Nhà nước đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng còn chưa bàn giao, nghiệm thu, hàng trăm chiếc xe tải cỡ lớn đang thi nhau vận chuyển đất đưa đi các nơi tiêu thụ, bụi bay mù mịt, ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Đáng nói, những chiếc xe ô tô trọng tải lớn này chạy trên nhiều tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện Lạc Thủy nhưng không hề thấy lực lượng chức năng, hay chính quyền sở tại xử lý.

Trước đó, cũng đã có nhiều vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, nguyên nhân là do các đoàn xe vận chuyển đất phóng nhanh vượt ẩu. Đỉnh điểm, cuối năm 2017 người dân xã Xích Thổ (huyện Nho Quan, Ninh Bình) đã tổ chức mang nhiều đồ đạc, đất đá, gạch ngói ra chặn đường, không cho xe tải chạy qua.
Theo người dân ở đây cho biết, một số lần thấy lực lượng Công an huyện Lạc Thủy về kiểm tra, thế nhưng không biết có xử lý hay không mà sau đó mọi việc đâu lại vào đó. Chính quyền sở tại cũng lặng thinh, do đó đất tặc cứ thế ngang nhiên hoành hành. “Chắc chắn việc khai thác đất trái phép ở đây phải được ai “bảo kê” nên mới ai dám ngang nhiên hoạt động như vậy”, một người dân cho biết.
Ai “bảo kê” cho “đất tặc” hoành hành?
Theo một số thông tin mà người dân cung cấp, hiện trên địa bàn có nhiều dân “anh chị” có máu mặt đứng ra bảo kê hoạt động vận chuyển đất tặc bằng cả đường thủy và đường bộ. Trong đó, có thể kể đến một người có tên T., thường gọi là “T. đầu bằng” hiện đang đầu quân cho người tên H. hay còn gọi là “H vissai”.

Theo tiết lộ của một trong các nhà xe nhận vận chuyển đất cho biết: “Những khu vực khai thác đất trái phép do một số đối tượng đứng ra “bảo kê”. Hầu hết các xe vận tải đất đều từ các doanh nghiệp, cá nhân ở tỉnh Hà Nam và Ninh Bình sang chở đất để hưởng tiền cước vận tải, còn tiền mua đất và khai thác thì có một người “tay to” đứng ra lo liệu.
Khi cước đường bộ cao, các đối tượng móc nối để chở đất bằng đường thủy, o ép các tàu trên địa bàn huyện Lạc Thủy nhằm mục đích độc quyền thu mua vận chuyển đất để kiếm lời. Số đất vận chuyển bằng đường thủy được đưa đến các nhà máy gạch trên địa bàn tỉnh Nam Định, Hưng Yên và một số nhà máy xi măng của tỉnh Hà Nam để tiêu thụ.

Hoạt động khai thác đất trái phép diễn ra trong thời gian dài, chính quyền phát hiện, lập biên bản nhưng không tiến hành xử phạt theo quy định, sau đó các đối tượng vẫn khai thác bình thường. Nhiều người dân tại đây cho rằng có sự tiếp tay, bao che của lực lượng chức năng cho “đất tặc” ngang nhiên hoành hành ở địa phương này.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của phóng viên được biết thì tình trạng này đã diễn ra khá lâu và rầm rộ. Trên địa bàn xã có xuất hiện một nhóm người đứng ra móc nối với các chủ khai thác, vận chuyển đất đi các địa bàn lân cận và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Bên cạnh đó, những người này này còn đe dọa các xe tải lạ vào địa bàn khai thác đất nhằm mục đích độc quyền.
Điều bất thường là sự việc trên diễn ra tại một số khu vực của xã Yên Bồng, cách UBND xã, huyện không xa nhưng lãnh đạo xã này dường như không hề hay biết.

PV cũng đã nhiều lần liên hệ tới UBND huyện Lạc Thủy để đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin và có phương án kiểm tra, xử lý sự việc trên nhưng đơn vị này liên tục cáo bận.
Trước đó không lâu, cũng trên địa bàn huyện Lạc Thủy, vào khoảng 2 giờ ngày 4/11, tại địa phận hang Cột Cờ (thôn Lộng, xã Thanh Nông) đã xảy ra tai nạn sập cửa hang do khai thác vàng trái phép.
Vụ tai nạn làm hai người là anh Bùi Văn Thú (sinh năm 1990, ở thôn Đệp, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và anh Trương Công Chánh (sinh năm 1992 ở xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) tử vong.
Sự việc trên là minh chứng rõ ràng trong việc buông lỏng quản lý tài nguyên của chính quyền địa phương và lãnh đạo huyện Lạc Thủy. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục tái diễn việc tai nạn trong quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản ở địa phương này sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Nguồn nguyên liệu “ đất lậu” được các đối tượng vận chuyển đi đâu; các nhà máy, doanh nghiệp nào nhập về loại nguyên liệu này, Thương hiệu và Pháp luật sẽ thong tin trong kỳ sau.
Nhóm PV
Tin khác
Dự báo thời tiết ngày 17/4: Cả nước nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C
Thanh Hóa: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh giả quy mô lớn
Quảng Ninh: Tiếp nhận hơn 4,4 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi
Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào Trung Quốc
Cả nước bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng từ ngày mai
Dự báo giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành ngày mai 17/4
(THPL) - Dựa vào diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày...16/04/2025 15:43:08Nữ sinh thủ khoa 3 lần và niềm đam mê giải quyết các vấn đề xã hội
(THPL)- Đạt hơn 28 điểm thi đại học, ít ai biết rằng cô bạn lại lựa chọn thi cả 2 khối D78 và C00, tức bao gồm 6 môn thi tổ hợp. Nguyễn Bích...15/04/2025 14:39:00Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường quản lý chống gian lận xuất xứ hàng hóa
(THPL) - Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu chỉ đạo các cơ quan, tổ chức cấp C/O tăng cường công tác cấp và kiểm tra C/O, đặc biệt...16/04/2025 16:22:44Thanh Hóa: Án chung thân cho môi giới bất động sản lừa đảo hơn 81 tỷ đồng
(TH&PL) - “Nổ” có nhiều mối quan hệ quen biết rồi đưa ra những thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 36 nạn nhân...16/04/2025 18:04:39