05:47 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Kinh tế Việt Nam 2024 dự đoán có thể tăng trưởng bứt phá lên mức 6,5%

11:11 08/10/2023

Nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có bước chuyển hướng mạnh mẽ vào 2024 theo đà tích cực, mức tăng trưởng có thể lên đến 6.5% tuy nhiên vẫn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức...

AMRO dự báo tăng trưởng của Việt Nam vào năm tới 2024 đạt 6%

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo tăng trưởng của Việt Nam vào năm tới 2024 đạt 6%, vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của khu vực ASEAN là 5%.

Theo đó, chuyên gia HolonIQ đánh giá, tăng trưởng kinh tế ở châu Âu dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024. Các thị trường mới nổi cũng sẽ có một năm tốt đẹp.

"Trên bình diện chung, nửa đầu năm nay đã mang lại một số bất ngờ thú vị về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu chậm lại. Dữ liệu tháng 8 ở Mỹ làm dấy lên hy vọng về sự hồi sinh nhờ người tiêu dùng, nhưng dữ liệu tháng 9 cho thấy, nền kinh tế đang suy yếu. Tại EU, kinh tế dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ, trong đó Đức có khả năng phục hồi vào năm tới sau cuộc suy thoái năm 2023. Singapore và Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị cho sự tăng trưởng tốt hơn vào năm 2024 do nhu cầu về chất bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ tăng.

Nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có bước chuyển hướng mạnh mẽ vào 2024 

Trong khi đó, kinh tế Bắc Mỹ nắm tới có thể sẽ chậm lại so với năm 2023. Các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng vào năm 2024, mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm dần trong dài hạn" - chuyên gia HolonIQ đánh giá.

Việc nới lỏng chính sách của FED có thể thúc đẩy kinh tế tại các thị trường mới nổi vào nửa cuối năm 2024, thu hút thêm dòng vốn vào trong bối cảnh các ngân hàng trung ương phương Tây tiếp tục hạ lãi suất.

Bàn về các yếu tố rủi ro, giới chuyên gia cho rằng, năm 2024 vẫn tồn tại những lo ngại về căng thẳng địa chính trị, bầu cử trên thế giới. Sự xuất hiện của El Nino sẽ làm giá hàng hóa nông nghiệp thêm bất ổn. OPEC+ giảm sản lượng đang đẩy giá dầu tăng cao.

Lạm phát ở các nước G20 đã lên đến đỉnh điểm. Lạm phát lõi của Đức vẫn giảm với tốc độ chậm nhất trong số các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, Indonesia là nền kinh tế G20 duy nhất đã thành công trong việc giảm lạm phát theo mục tiêu cụ thể của ngân hàng trung ương. Nga và Nam Phi hiện đang duy trì mức lạm phát gần với mục tiêu riêng. Ngược lại, Anh, Úc, Ý và Ấn Độ đang phải vật lộn với tỉ lệ lạm phát chênh lệch đáng kể với mục tiêu. Tựu trung lại, lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến ở hầu hết các quốc gia.

Về mặt tăng trưởng kinh tế, hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á đã cải thiện về tốc độ tăng trưởng GDP. Trong G20, Đức phải vật lộn với suy thoái. Nga vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngược lại, Ả Rập Saudi và Argentina bị giảm dự báo, trong đó Ả Rập Saudi bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm sản lượng dầu và Argentina phải đối mặt với những thách thức do nợ nần và hạn hán. Bắc Mỹ cũng được dự báo tăng trưởng tốt.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu dự báo 6,5%

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo nghiên cứu, đánh giá về kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023 và năm 2024.

Triển vọng năm 2024 , với đà phục hồi hiện tại cùng với sự quyết liệt của lãnh đạo các cấp, của doanh nghiệp và người dân, và đà “tốt lên” của kinh tế thế giới, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt hơn, có thể tăng trưởng 6-6,5% (kịch bản cơ sở).

Về lạm phát, dự báo CPI bình quân 2023 vẫn trong tầm kiểm soát, tăng khoảng 3-3,5% nhờ những điều kiện quốc tế và trong nước cải thiện: xu hướng hạ nhiệt của giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu (biến động giá dầu và giá năng lượng gần đây được đánh giá chỉ mang tính chất tạm thời); giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý tăng thấp hơn dự kiến (dưới 5%), tỷ giá tăng nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát, lãi suất giảm dần, phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ngày càng được quan tâm cải thiện…v.v. Trong năm 2024 , với đà phục hồi kinh tế dự báo tốt hơn, cung tiền và vòng quay tiền cải thiện, trong khi lạm phát và giá cả thế giới (nhất là giá năng lượng) giảm nhưng còn ở mức cao, dự báo CPI bình quân của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng khoảng 3,5-4%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 như phân tích ở trên, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đưa ra các kiến nghị. Trong đó:

Một là, tiếp tục nghiêm túc thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023; các chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, nhất là các quyết sách gần đây như đã nêu; tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế, chủ động phân tích, dự báo để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; tiếp tục bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường (chứng khoán, TPDN, BĐS, xăng dầu…) nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

Hai là, các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giải phóng mặt bằng, cung ứng nguyên vật liệu, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong giải quyết các thủ tục về xây dựng, đầu tư...

WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,5% vào 2024

Ngày 10/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố bản cập nhật mới nhất về tình hình kinh tế với tựa đề "Để đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng".

Báo cáo cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại từ 8% năm 2022 xuống còn 3,7% trong nửa đầu năm 2023. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,7% trong năm 2023 và sẽ mạnh lên 5,5% vào năm 2024 và 6% vào năm 2025. Tuy nhiên sẽ có sự chững lại.

Nhu cầu trong nước dự kiến vẫn là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023. Tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn đứng vững, với tốc độ tăng 6% so cùng kỳ năm 2022, tuy có giảm nhẹ xuống dưới mức tăng trước đạt dịch là 7% hồi năm 2019. 

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk (phải) chia sẻ tại báo cáo.

Về tổng thể, đầu tư sẽ đóng góp 1,8 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư tư nhân dự kiến sẽ giảm nhẹ, với tốc độ tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2022 và so với mức 8,2% hồi cùng kỳ năm 2019, do những bất định ở môi trường bên ngoài, đóng góp 1,2 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. Đầu tư công dự kiến sẽ được đẩy mạnh, tăng 9,5% so cùng kỳ năm 2022, đóng góp 0,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng; tuy nhiên, cũng chỉ bù đắp được phần nào cho tình hình đầu tư tư nhân đang giảm xuống.

Do thanh khoản được nới lỏng và Ngân hàng Nhà nước vừa tiếp tục ban hành hướng dẫn về tái cơ cấu thời hạn trả nợ; những hạn chế về nguồn tài chính dành cho các lĩnh vực bất động sản,xây dựng dự kiến cũng sẽ được khắc phục, qua đó hỗ trợ cho đầu tư tư nhân từng bước phục hồi từ năm 2024 trở đi.

Chỉ số CPI dự kiến tăng nhẹ từ mức bình quân 3,1% trong năm 2022 lên bình quân 3,5% trong năm 2023. Tác động giảm phát khi tăng trưởng chững lại và chính sách giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% được triển khai trong nửa cuối năm 2023 là đủ đề bù lại cho đợt tăng lương công chức 20,8%.

Lạm phát CPI sẽ được bình ổn ở mức 3% trong năm 2024 và 2025 trên cơ sở kỳ vọng giá năng lượng và thương phẩm sẽ ổn định trong năm 2024.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, Chính phủ không nên bỏ qua các cải cách thể chế cơ cấu, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng, vì những lĩnh vực này là điều bắt buộc đối với tăng trưởng dài hạn.

Đánh giá về triển vọng trong thời gian tới, báo cáo ghi nhận, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro có thể gia tăng ở trong nước và từ phía bên ngoài. Nhìn từ bên ngoài, tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và nhu cầu từ thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục giảm đối với khu vực xuất khẩu của Việt Nam, với quy mô ước bằng khoảng 50% GDP.

Những bất định kéo dài trên thị trường tài chính toàn cầu có khả năng làm dấy lên căng thẳng trong khu vực ngân hàng trên toàn cầu, càng khiến cho các nhà đầu tư né tránh rủi ro và không khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư vốn FDI vào Việt Nam.

Chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế phát triển quy mô lớn nhằm chống lạm phát kéo dài có thể nới rộng chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế. Điều này có thể gây áp lực về tỷ giá đối với đồng nội tệ.

Yến Oanh (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu