Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ
(THPL) - Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông, để lấy ý kiến rộng rãi dư luận.
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện
» Hà Nội sẽ không để giáo viên ép học sinh lựa chọn nguyện vọng
» Bộ GD&ĐT đề nghị rút gọn thời gian cách ly với F1 là giáo viên, học sinh
» Tỉnh Sơn La thiếu gần 3.000 giáo viên đứng lớp
Sau một thời gian thực hiện, để đảm bảo thống nhất với quy định mới và khắc phục một số bất cập trong thực tiễn, Bộ GDĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 01,02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông.
Theo quy định tại Thông tư số 02,03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GDĐT, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học/trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Đối với cấp tiểu học, hạng I theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT là hạng mới được bổ sung so với quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV để bảo đảm việc chia hạng phù hợp với quy định về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục 2019 và những yêu cầu của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học hạng II để được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên tiểu học hạng I mới khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng CDNN giáo viên tiểu học (khoản 2 Điều 7 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT). Như vậy, khi Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT được ban hành thì trong thực tiễn tạm thời chưa có giáo viên tiểu học hạng I. Khi nào cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc thăng hạng từ CDNN giáo viên tiểu học hạng II lên hạng I thì mới có trường hợp được bổ nhiệm CDNN giáo viên tiểu học hạng I.
Đối với cấp trung học cơ sở, việc bổ nhiệm CDNN giáo viên trung học cơ sở hạng I sẽ có 02 trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất: giáo viên trung học cơ sở hạng I cũ đạt tiêu chuẩn của hạng I mới (bao gồm cả đạt trình độ thạc sĩ theo quy định) thì được bổ nhiệm CDNN giáo viên trung học cơ sở hạng I mới (khoản 1 Điều 7 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT). Trường hợp thứ hai: giáo viên trung học cơ sở hạng I cũ chưa đạt tiêu chuẩn của hạng I mới (trong đó có trường hợp chưa có bằng thạc sĩ theo quy định) thì tạm thời bổ nhiệm CDNN giáo viên trung học cơ sở hạng II mới và giáo viên vẫn được bảo đảm về chế độ, chính sách hiện hưởng; sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì bổ nhiệm vào CDNN giáo viên trung học cơ sở hạng I mới mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (chi tiết tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).
Ở trường hợp thứ hai, mặc dù việc bổ nhiệm tạm thời vào CDNN giáo viên trung học cơ sở hạng II mới không phải là “rớt hạng” như tâm tư của một số giáo viên, mà là bổ nhiệm hạng tương ứng với mức độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của hạng. Đồng thời, mọi chế độ, chính sách mà giáo viên hiện hưởng vẫn được bảo đảm, không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, việc này vẫn vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận giáo viên trung học cơ sở.
Nắm bắt kịp thời tâm tư của đội ngũ, Bộ GDĐT đã rà soát lại quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.
Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm
Khi các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT được địa phương triển khai thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc như sau:
- Giáo viên mầm non khi chưa đạt các tiêu chuẩn của CDNN hạng II nên được bổ nhiệm CDNN hạng III, được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A0 (2,10), tuy nhiên, Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT chưa hướng dẫn cụ thể việc xếp lương trong trường hợp này.
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) khi chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới được chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0), những giáo viên đang được hưởng hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 (là trường hợp được bổ nhiệm hạng cao ngay sau tuyển dụng do có trình độ đào tạo cao hơn trình độ chuẩn theo quy định) và 3,33, 3,66, 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0.
Do đó, khi rà soát, xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT đã nghiên cứu các phương án bổ nhiệm, xếp lương để khắc phục vướng mắc nói trên và bảo đảm nguyên tắc công bằng giữa giáo viên lâu năm và giáo viên có thời gian công tác ít hơn khi chuyển xếp lương trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan, Bộ GDĐT dự kiến vẫn giữ nguyên quy định giáo viên được bổ nhiệm hạng CDNN nào thì được xếp lương theo hạng đó như hiện hành để bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
- Khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 02 tiêu chuẩn: trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.
- Trường hợp giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) thì giữ nguyên mã số, hệ số lương hiện hưởng, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề.
- Đối với giáo viên phổ thông: giữ nguyên thời gian giữ hạng III là từ 9 năm trở lên. Đối với giáo viên mầm non: điều chỉnh thời gian giữ hạng III từ 9 năm thành 3 năm trở lên, điều chỉnh thời gian giữ hạng II từ 6 năm thành 9 năm trở lên.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung như trên sẽ giúp cho công tác bổ nhiệm, xếp lương được thực hiện đơn giản hơn, tránh phát sinh việc yêu cầu giáo viên cung cấp nhiều minh chứng không cần thiết. Đồng thời, khắc phục được vướng mắc trong việc xếp lương giáo viên mầm non và không có trường hợp giáo viên tiểu học, THCS mới tuyển dụng đang giữ hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 được bổ nhiệm hạng II và chuyển xếp vào hệ số lương 4,00. Bảo đảm thống nhất về quy định thời gian giữ hạng giữa các cấp học và quy định của Bộ Nội vụ về thời gian giữ ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.
PV
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt