03:58 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Khánh Hòa: Vì sao cá bớp lồng bè chết hàng loạt?

Phương Dung (Tổng hợp) | 09:24 15/11/2018

(THPL) - Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa xác định thành phần tảo quá nhiều trong nước biển là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá bớp nuôi trong lồng bè chết hàng loạt thời gian qua.

Theo TTXVN, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) vừa có kết luận quan trắc, giám sát môi trường đột xuất tại vùng nuôi tôm hùm lồng và cá biển tại Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, sau khi tại vùng này có hiện tượng cá bớp nuôi trong các ô lồng có biểu hiện thiếu oxy, nổi đầu rồi chết, diễn ra trong thời điểm cuối tháng 10/2018.

Kết quả khảo sát và thu thập thông tin từ người dân trong khu vực cho thấy, các bè nuôi cá trong vùng đều có hiện tượng cá chết từ 2 - 3 ô lồng/bè nuôi (mỗi bè nuôi có từ 10-20 ô lồng), cá biệt có trường hợp bị thiệt hại hoàn toàn. Còn tôm hùm được nuôi trong khu vực này không có hiện tượng chết bất thường như cá bớp mà chết rải rác với tỷ lệ hao hụt khoảng 15 - 20% trong vụ nuôi. Khu vực có số lượng lồng nuôi cá bớp thiệt hại nhiều nhất ở vị trí có nhiều tàu thuyền neo đậu và lồng bè nuôi.

Cá bớp tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh có cân nặng từ 2 - 3 kg/con bị chết hàng loạt. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Kết quả quan trắc cho thấy 6/15 mẫu có hàm lượng NH3-N vượt từ 1,08 - 1,37 lần giá trị giới hạn cho phép, thủy vực đặt lồng nuôi đang bị ô nhiễm cục bộ chất dinh dưỡng do được bổ sung từ hoạt động nuôi thủy sản và từ các cơn mưa lớn kéo theo các vật chất hữu cơ chảy vào thủy vực.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại các điểm dao động từ 4,40mg/l - 5,76 mg/l, chưa phù hợp theo tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản; đồng thời nước vùng nuôi có hiện tượng phân tầng, độ mặn giảm do mưa lũ tạo điều kiện xuất hiện các loài tảo gây hại như Ceratium sp. (mật độ khá cao trong các mẫu nước tầng mặt ở khu vực đặt lồng nuôi, dao động từ 8.400 - 22.000 tb/l; tầng giữa từ 1.400 - 1.750 tb/l và tầng đáy 600 - 700 tb/l) và Peridinium sp.

Hai loài tảo này không sản sinh độc tố nhưng trong điều kiện xuất hiện với mật độ dày là nguyên nhân làm suy giảm oxy trong nước, nhất là oxy tầng mặt khu vực đặt lồng nuôi (oxy hòa tan thấp hơn 5,0 mg/l). Ngoài ra, chúng còn bám vào mang cá, gây hiện tượng tắc nghẽn mang cá, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá khiến cá chết do ngợp thở.

Theo báo Người Lao Động, trước tình hình này, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo người nuôi nên di dời lồng bè đến vùng đã được quy hoạch, đảm bảo độ sâu khi thủy triều thấp là 8m để đủ lượng oxy hòa tan cho loài nuôi; thường xuyên kiểm tra, vệ sinh lưới, vớt rác, tạo môi trường thông thoáng cho loài nuôi phát triển.

Trước đó, cuối tháng 10, thủ phủ nuôi tôm hùm, cá bớp của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ hải sản chết liên tục. Hàng trăm ngư dân bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Hiện toàn huyện có khoảng 9.800 ô lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Vạn Thạnh, Vạn Hưng, Vạn Giã... Tỉ lệ hao hụt do các loại bệnh trong quá trình nuôi tôm hùm thời gian liên tục tăng cao.

Phương Dung (Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu