20:13 ngày 02/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Huyện Đông Anh: Chương trình OCOP mang "làn gió" phát triển đa dạng đến kinh tế địa phương

08:36 25/04/2022

(THPL) - Những năm gần đây, nhiều địa phương đã cho thấy phát triển Chương trình OCOP có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Đặc biệt, với thế mạnh có nhiều làng nghề đặc trưng và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các đơn vị tham gia OCOP huyện Đông Anh đã triển khai sản xuất, nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm chất lượng, hướng tới sự đa dạng, phong phú và đáp ứng 3 tiêu chí: sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm cao.

Chương trình OCOP tại huyện Đông Anh: Làn gió mới đa dạng và phát triển mạnh mẽ

Những năm gần đây, chương trình xây dựng nông thôn mới đang triển khai đã mở ra hướng phát triển kinh tế đa dạng dựa vào lợi thế từ mỗi địa phương theo hướng tăng giá trị gia tăng. Tuy nhiên, sự chuyển biến phát triển kinh tế khu vực nông thôn còn chậm, do việc xác định sản phẩm lợi thế (trong các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ), cũng như công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế; mô hình sản xuất kinh tế hộ còn chiếm tỷ lệ cao, mô hình sản xuất tiên tiến (doanh nghiệp, Hợp tác xã) còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; tỷ lệ lao động qua đào tạo theo sản phẩm lợi thế và năng suất lao động khu vực nông thôn đạt thấp; công tác quản lý nhà nước còn yếu về định hướng quy hoạch sản xuất; cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường, chất lượng đội ngũ cán bộ,...

Chương trình OCOP tại huyện Đông Anh

Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, Đông Anh có bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là chủ yếu, đến nay đã có nhiều mô hình kinh tế lớn, quy mô sản xuất từ trên 30 tỷ đến hàng trăm tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể (HTX, Tổ hợp tác) thực hiện; là sự tiếp nối nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với hệ thống các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế khu vực nông thôn.

Sản phẩm đa dạng và phong phú

Với thế mạnh có nhiều làng nghề đặc trưng và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, các đơn vị tham gia OCOP huyện Đông Anh đã triển khai sản xuất, nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm chất lượng, hướng tới sự đa dạng, phong phú và đáp ứng 3 tiêu chí: sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị; chất lượng sản phẩm cao.

Từ khi bắt đầu tham gia chương trình OCOP, huyện Đông Anh cũng đã xây dựng website: da.check.net.vn và gắn tem truy xuất QR code cho gần 600 sản phẩm các loại tại 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nhằm giám sát chất lượng sản phẩm. Điều này đã giúp cho huyện Đông Anh triển khai đánh giá, phân loại sản phẩm dễ dàng, hiệu quả hơn. Các sản phẩm của địa phương được Phó chánh văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội đánh giá có hàm lượng khoa học khá cao, được đầu tư bài bản về bao bì, nhãn mác, nhận diện sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm… 

Sản phẩm chương trình OCOP 2021

Tại chương trình OCOP 2021 vừa qua, huyện Đông Anh có 11 chủ thể tham dự và mang đến 40 sản phẩm chất lượng cao. Được đánh giá là phong phú và đa dạng về sản phẩm, vượt bậc về chất lượng và sáng tạo từ quy trình sản xuất. Đặc biệt, 11 chủ thể tham dự năm nay bao gồm 2 dạng sản phẩm đặc thù là sản phẩm nông nghiệp và chế tác thủ công mỹ nghệ.

Phát huy truyền thống làng nghề Vân Hà, Đông Anh: Tự hào chất "nghệ" trong từng sản phẩm

Năm chủ thể lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã tham gia chương trình OCOP 2021 tại huyện Đông Anh bao gồm: Công ty TNHH Mỹ Nghệ Thăng Long, Hộ kinh doanh Đào Công Đinh, Hộ kinh doanh Đỗ Văn Cường, Hộ kinh doanh Nguyễn Thành Lưu, và hộ kinh doanh Nguyễn Văn Đồng. Các chủ thể này đều là những nghệ nhân được truyền nghề từ nhiều đời cha ông tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh. Từ xưa, Xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) vốn nức tiếng bởi những đôi bàn tay tài hoa, thổi hồn vào gỗ, tạo ra những sản phẩm gỗ mỹ nghệ độc đáo.

Hàng chục xưởng mộc, hàng trăm gian hàng bày bán tượng phật, tượng thánh nhân, rồng, phượng... Những chuyến xe ngược, xuôi, ra vào tấp nập. Cảnh sầm uất, tỏa khắp làng xóm. Không ít khách tìm đến đây bởi cho rằng, cả nước có nhiều làng gỗ mỹ nghệ, nhưng gỗ mỹ nghệ ở Vân Hà hiện lên sự hài hòa, mềm mại, sinh động…

Sản phẩm của Cty TNHH Mỹ Nghệ Thăng Long

Với tiêu chí kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình và địa phương, các chủ thể nghệ nhân trẻ tại xã Vân Hà đã tâm huyết và sáng tạo trong việc tạo ra những sản phẩm mới, hội tụ đầy đủ tinh hoa bản sắc dân tộc. Chương trình OCOP tại huyện Đông Anh 2021 đã mang đến cơ hội giới thiệu niềm tự hào với nghề truyền thống để lại từ thời xa xưa của người dân nơi đây.

Sản phẩm nông nghiệp trong OCOP 2021: Đảm bảo an toàn, sạch và khỏe

Đối với các sản phẩm nông nghiệp tại chương trình OCOP 2021, cả 6 chủ thể tham dự đều tự tin với những sản phẩm mới nhất, sáng tạo và chất lượng tốt nhất. Trong đó, nổi bật là Công ty CP Thực phẩm Ngôi Sao Xanh và HTX Nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá. Bởi 2 chủ thể này đa mang đến 20 sản phẩm nông nghiệp ưu việt nhất.

Đối với HTX Nông nghiệp hữu cơ Tàm Xá, với sứ mệnh: Thiết lập một phương pháp sản xuất an toàn theo nguyên lý hoàn nguyên, hoàn trả dinh dưỡng cho đất để tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao; không chỉ bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng nước ngầm, giải phóng nông dân khỏi sự ảnh hưởng và lệ thuộc vào thuốc trừ sâu và phân hóa học mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và sự phát
triển của nòi giống Việt.

 

HTX Tàm Xá

Để thực hiện sứ mệnh của HTX, các thành viên sáng lập đã đầu tư nghiên cứu và sáng chế thành công chế phẩm vi sinh Bio.EM.5in1 (Cục sở hữu trí tuệ chất nhận hợp là tháng 2/2018, cấp Bằng độc quyền sáng chế số 19317 – Cục SHTT cấp theo Quyết định số 37129/QĐ-SHTT ngày 31/5/2018); Mời các nhà khoa học uy tín và các nhà phân phối xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi gồm năm nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng để tạo ra một chuỗi liên kết sản xuất khép kín 5 nhà; ứng dụng công cụ CheckVN thiết lập nhật ký điện tử đồng ruộng

 

Chế phẩm vi sinh - Cần thiết cho mỗi nhà nông

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh với mô hình sản xuất từ chương trình sản xuất rau an toàn những năm 2010 cũng mang đến nhiều sản phẩm độc đáo chất lượng. Với truyền thống sản xuất rau màu, năm 1996, sau khi khảo sát đồng đất và nguồn nước, Viện Rau quả trung ương chọn xã Vân Nội thí điểm sản xuất, tiêu thụ RAT. Sau đó, sản xuất RAT thực sự phát triển tại Vân Nội từ năm 2010, 2011 khi nhu cầu tiêu dùng về rau, quả sạch ngày một tăng. Đặc biệt, RAT Vân Nội nằm trong quy hoạch phát triển vùng RAT của Hà Nội. Hiện xã Vân Nội có trên 80ha sản xuất RAT, chưa tính diện tích rau được trồng luân canh với lúa. RAT Vân Nội phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại. Cùng với các HTX trên địa bàn xã, Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh đứng ra thu mua và chế biến rau, củ, quả cung cấp cho các nh hàng; siêu thị, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. 

Hồ Minh

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu