Hội nhập kinh tế quốc tế: Doanh nhân và doanh nghiệp đi tiên phong
Với bài toán Hội nhập và phát triển, doanh nhân và doanh nghiệp Việt gánh trọng trách đi tiên phong hiện thực hóa quá trình hội nhập, đối mặt rủi ro và gặt hái lợi ích từ hội nhập.
Tin liên quan
- Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại TP. Thủ Đức
Khoảng 50.000 tỷ đồng đã được các công ty huy động thành công thông qua phát hành trái phiếu
Xuất khẩu gạo Việt Nam tiềm năng sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2024
Giá vàng ngày 8/9/: Vàng thế giới hạ nhiệt, vàng SJC giảm 500.000 đồng
Giá vàng và ngoại tệ ngày 7/9: Vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn bám sát giá SJC
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII có Nghị quyết số 06 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, Nghị quyết xác định quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu.
Về quan điểm này, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình và cho rằng, không ai khác, chính đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp Việt gánh trọng trách đi tiên phong hiện thực hóa quá trình hội nhập và gặt hái lợi ích từ hội nhập. Vấn đề đặt ra là, cần làm gì để doanh nghiệp, doanh nhân chủ động, tự tin hội nhập hiệu quả?
Thay đổi để thích ứng với hội nhập...
Theo TS. Đặng Đình Quý, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong hội nhập quốc tế, doanh nghiệp, doanh nhân là đội quân tiên phong. Họ đi đầu trong việc chấp hành các quy định hội nhập, họ tự nguyện chấp hành. Chẳng hạn, hội nhập với châu Âu thì phải chấp hành các luật lệ của châu Âu thì mới ký được hợp đồng. Sự chấp hành này cũng là quá trình tự chỉnh mình theo luật chơi chung.
Đồng ý quan điểm phải đặt đội ngũ doanh nghiệp vào hàng đi đầu trong hội nhập, nhưng theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, khi hiện thực hóa chủ trương này thì cần phải phân vai cho rõ ràng. Bởi các doanh nghiệp thì sống chết là phải vào cuộc. Nhưng để đồng hành hội nhập thành công hay không thì cần chỉ rõ các tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, các hiệp hội... làm gì và làm thế nào? Dẫn một ví dụ cụ thể, ông Vũ Khoan đánh giá, “đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn rất chậm. Cái đó là lỗi của ta chứ không phải lỗi của hội nhập. Hội nhập tạo nên cái cạnh tranh là tất nhiên. Nhưng ta yếu thì bị người ta lấn thôi, nhất là bây giờ ta hội nhập rộng hơn, cam kết cao hơn”.
Liên quan đến vấn đề doanh nghiệp hội nhập, tại hội thảo khoa học về “Hội nhập kinh tế quốc tế: 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh” cách đây không lâu, nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thương mại (TS. Nguyễn Lương Thanh và ThS Võ Thị Kim Tuyến) cập nhật số liệu so sánh đến năm 2014 cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã tụt 16-17 chỉ số so với năm 2003, chủ yếu do yếu tố đối mới công nghệ, ứng dụng khoa học của doanh nghiệp còn chưa được chú trọng đúng mức. Thành ra “khi doanh nghiệp Việt Nam đi được 10m thì công nghệ thế giới đã vượt chặng đường 20m rồi. Điều đó giải thích tại sao chỉ số so sánh tăng trưởng của ta với thời gian trước vượt bậc mạnh mẽ, nhưng so sánh với các nước lại tiếp tục tụt hậu trên bảng tổng sắp thế giới”.
Nhìn vào đội ngũ doanh nhân hiện nay, nhóm nghiên cứu dẫn đánh giá của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp vẫn chỉ khai thác cái sẵn có để bán ra thế giới hơn là cạnh tranh vươn lên trong chuỗi giá trị, nhập vào chuỗi cạnh tranh, với mục tiêu trèo lên bậc thang cao hơn. Doanh nghiệp Việt mới chỉ là “đội thuyền thúng ra biển lớn”.
Còn GS. John H. Behzad, chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu của Mỹ, nhận định doanh nghiệp Việt chưa xem trọng hệ thống quy chuẩn, ít có nơi nào đặt ra các quy tắc cho doanh nghiệp, nếu có cũng không tuân thủ chặt chẽ. Phát triển không dựa trên năng lực cạnh tranh, dựa trên lợi thế so sánh, sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam không thể có được thương hiệu trên thị trường.
Một khuyết điểm khác của doanh nghiệp Việt được chỉ ra là không xem đào tạo là nhiệm vụ quan trọng. Họ xem đó là một hoạt động chi tiêu mất đi chứ không xem đó là đầu tư. Nhóm nghiên cứu cho rằng, “nếu các doanh nghiệp Việt Nam chưa thay đổi được những điểm này thì đừng nghĩ đến việc ra nước ngoài cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế. Vì môi trường kinh doanh, văn hóa, chính sách... ở nước ngoài đều rất khác ở Việt Nam, nếu không thay đổi để thích ứng thì rất khó cạnh tranh”.
Phải có văn hóa kinh doanh
Thực tế đang cho thấy, các nhà quản trị ngày càng thừa nhận những đặc tính tốt của sản phẩm còn quan trọng hơn cả thị phần. Nhưng hiện tại, đa số doanh nghiệp Việt vẫn còn tư duy quản trị theo kiểu cũ, tư duy của thị phần mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi giá trị gia tăng và sự nỗ lực tạo ra giá trị cho mình để đạt giá trị gia tăng cao và qua đó làm tăng giá trị doanh nghiệp.
Do vậy, muốn phát triển trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt ngoài chủ động tăng năng lực (về trình độ quản trị, nhân lực, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, uy tín kinh doanh...) thì phải nỗ lực để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đặc biệt, theo ông Vũ Khoan, để hội nhập và phát triển bền vững, văn hóa kinh doanh cần được doanh nhân và doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. “Doanh nhân và doanh nghiệp phải thuyết phục được bạn hàng làm ăn với mình do bản sắc văn hóa tốt của mình. Văn hóa cần phải được thấm vào qua thương trường, qua lịch sử, qua quá trình rèn luyện phấn đấu. Nếu văn hóa làm ăn, văn hóa doanh nghiệp nổi trội lên thì sẽ có nhiều người làm ăn với mình, từ đó mình sẽ giàu lên. Còn bây giờ ví dụ nói về hình ảnh một doanh nhân Việt Nam với nét đặc trưng là gì, không nêu được”.
Trong khi đó, nhìn sang văn hóa kinh doanh của các đối tác, ông Vũ Khoan kể: Nói đến người Nhật Bản là nghĩ ngay đến sự chỉn chu; nói đến người Đức là nghĩ ngay đến đó là người gắn với sự chính xác; người Mỹ thì nghĩ ngay đến đó là người thượng tôn pháp luật; người Hoa nói chung thì rõ nhất là tính cộng đồng.
Để phát triển được văn hóa kinh doanh, theo ông Vũ Khoan, phải có sự cộng hưởng của “3 nhà”: 1) Nhà doanh nghiệp phải lăn lộn trên thương trường, học hỏi bạn hàng, học hỏi các nước khác xem làm ăn như thế nào thì có hiệu quả, tin cậy, có khách hàng… 2) Vai trò của các nhà khoa học, văn hóa (tất nhiên chỉ bổ trợ chứ không thay thế doanh nghiệp được). 3) Vai trò của Nhà nước, hiện ta nói “chính phủ kiến tạo” thì cần có các biện pháp hành lang để kiến tạo văn hóa ấy. “Tức là cái này 3 nhà cùng phải làm, nhưng mà doanh nghiệp là trung tâm, họ phải tự làm lấy, không ai áp đặt được họ” - ông Vũ Khoan lưu ý.
Còn theo TS. Nguyễn Lương Thanh và ThS Võ Thị Kim Tuyến, doanh nhân và doanh nghiệp Việt cần tạo dựng được vị thế trên thương trường là nói tới Việt Nam là phải nói tới hàng hóa có chất lượng, giá cả phải chăng. Đó không chỉ là ở thị trường xuất khẩu mà ngay cả trên thị trường nội địa. “Phải đặt doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu chú đừng chăm chăm nhìn doanh nhân chỉ ở Việt Nam, với bản sắc dân tộc Việt Nam”.
Muốn làm được như vậy, các chuyên gia này cho rằng, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật dân sự bảo đảm điều chỉnh kín kẽ và đồng bộ các quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong nền kinh tế; kiểm soát chặt hoặc ngăn chặn tình trạng độc quyền; cần một mức thuế hợp lý trên cơ sở mở rộng diện thu và nuôi dưỡng nguồn thu; đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp; xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp.../.
Theo Xuân Thân/VOV.VN
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 9/9: Bắc Bộ và Thanh Hoá mưa to, vùng núi đề phòng sạt lở đất
-
Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại Quảng Ninh
-
Lực lượng CSGT Hạ Long ra quân hỗ trợ người dân sau bão số 3
-
Công an tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi động viên gia đình CBCS và các đơn vị bị thiệt hại do bão
-
Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại TP. Thủ Đức
-
Ưu tiên khôi phục điện, đảm bảo cung ứng xăng dầu và hàng hóa thiết yếu cho người dân
Volvo thay đổi chiến lược: Tiếp tục bán xe Hybrid cùng xe điện, cải tiến mẫu XC90
(THPL) - Volvo đã giới thiệu bản nâng cấp đáng kể lần thứ hai cho mẫu xe XC90, đồng thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược cho tương lai.08/09/2024 17:02:18Lực lượng công an nỗ lực đảm bảo ANTT, ATGT và phòng chống tội phạm
(THPL) - Lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, sẵn sàng “4 tại chỗ”; bố trí lực...08/09/2024 17:07:00Khoảng 50.000 tỷ đồng đã được các công ty huy động thành công thông qua phát hành trái phiếu
(THPL) - Trong tháng 8, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn.08/09/2024 17:11:16Bão số 3 gây thiệt hại nặng, Quảng Ninh khẩn trương khắc phục hậu quả
(THPL) - Hôm nay 8/9, các lực lượng, đơn vị, địa phương đang tích cực, khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 Yagi...08/09/2024 13:09:48
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Mở rộng thị trường miền Nam, DOJI khai trương trung tâm trang sức mới tại TP. Thủ Đức
(THPL) - Ngày 10/09/2024, DOJI - thương hiệu trang sức tinh hoa Việt Nam, tự hào khai trương trung tâm trang sức (TTTS) mới tại 146 - 148 Võ Văn Ngân, Thành phố Thủ Đức. Sự kiện nằm trong chiến lược không ngừng mở rộng hệ thống bán lẻ của Tập đoàn DOJI tại khu vực trọng điểm TP. Hồ Chí Minh, đem tới cho khách hàng không gian trải nghiệm trang sức đẳng cấp và tinh tế. - Tiến tới phiên bản vượt trội trong bạn: Mọi ước mơ đều được khích...
- VF 6 – Bạn đồng hành thân thiết cho gia đình mê “xê dịch”
- Những tính năng nổi bật của VinFast VF DrgnFly thu hút khách hàng
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024
(THPL) - Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường và nền kinh tế, Dai-ichi Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính bán niên 2024 với kết quả kinh doanh khả quan. - Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...
- Masan - Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự đạt danh hiệu “Top 10 Công ty Bảo hiểm Nhân...