Hỗ trợ doanh nghiệp “vượt khó” thời Covid-19: Kinh nghiệm từ láng giềng
(THPL) - Chỉ sau hơn 2 tháng, dịch bệnh Covid 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp Châu Á điêu đứng, đình trệ. Trước thực trạng đó, chính phủ các quốc gia này đã tức tốc triển khai đồng loạt nhiều giải pháp cứu trợ tài chính giúp các doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng ổn định trong tương lai.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Ngành du lịch Đà Nẵng thiệt hại gần 20.000 tỷ đồng do Covid-19
» Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 2,8% vì dịch Covid-19
Châu Á “chao đảo”
Những ngày qua, dịch bệnh Covid 19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia Châu Á đứng ngồi không yên khi nền kinh tế du lịch gần như tê liệt. Tại Thái Lan, nơi du lịch chiếm tỷ trọng 20% GDP, tổn thất kinh tế liên quan đến đợt dịch năm nay được dự báo lên tới gần 250 tỷ baht (tương đương 8 tỷ USD), theo tính toán của Don Nakornthab, quan chức cao cấp Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
Là quốc gia du lịch chiếm tỷ trọng tới 20% GDP, tổn thất kinh tế liên quan đến COVID-19 tại Thái Lan được dự báo lên tới gần 8 tỷ USD.
Ngay bên cạnh Thái Lan, quốc gia láng giềng Singapore đối diện nguy cơ thất thu lớn từ du lịch. Theo Cục du lịch Singapore, mỗi ngày quốc đảo Sư tử mất đi khoảng hai vạn khách quốc tế, ước tính cả năm đất nước này sẽ sụt giảm 30% khách quốc tế, cao hơn nhiều so với mức suy giảm 19 % do dịch SARS năm 2003 gây ra.
Xứ sở Kim Chi cũng là quốc gia sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch bệnh Covid khi mà số người lây nhiễm tại Hàn Quốc luôn tăng theo cấp số nhân trong những ngày qua. Theo tính toán của giới chức trách Hàn Quốc, quốc gia này sẽ thiệt hại khoảng 2900 tỷ won. Lượng khách quốc tế đến xứ sở Kim Chi được dự báo sụt giảm tới 2 triệu người.
Mỗi ngày Singapore mất đi khoảng hai vạn khách quốc tế vì COVID-19
Là đất nước có tiềm năng về du lịch, Việt Nam cũng hứng chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid gây ra. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, trong vòng 3 tháng tới, du lịch Việt cũng “mất trắng” từ 5,9- 7 tỷ USD. Trong đó, các doanh nghiệp như hàng không, khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng khủng hoảng nghiêm trọng. Theo đại diện của Cục hàng không Việt Nam, chỉ trong vòng 2 tháng qua, ngành hàng không Việt đã thiệt hại tới 25000 tỷ do dịch bệnh Covid. Hay như Tập đoàn Sun Group, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cũng đang đối diện không ít khó khăn. Gần 2 tháng qua, lượng khách tại khu vui chơi giải trí của Sun Group giảm tới 80%, tỷ lệ hủy phòng tại hệ thống khách sạn mà Tập đoàn đầu tư lên tới 70%...
“Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ các doanh nghiệp du lịch, trong đó có Sun Group phải đối mặt với khó khăn lớn mà ngành du lịch Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng và dự báo sẽ rất lâu mới có thể phục hồi. Nhìn xa hơn đó là thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế cả nước vì hiện nay Du lịch đóng góp tới 9,2% vào GDP, đóng góp gián tiếp và lan tỏa là 18%, đồng thời dẫn đến nguy cơ hàng triệu lao động trong ngành du lịch mất công ăn việc làm, ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí nhiều người lâm vào cảnh tái nghèo do mất thu nhập” – đại diện Sun Group chia sẻ.
Những chiếc phao cứu sinh từ chính phủ
Theo dự báo WHO, Covid -19 có nguy cơ thành đại dịch toàn cầu. Điều đó có nghĩa bão Covid sẽ tiếp tục “càn quét” nền kinh tế Châu Á nói chung cũng như đe dọa đến “sức khỏe” của nhiều doanh nghiệp trong khu vực nói riêng. Trước thực trạng này, chính phủ nhiều quốc gia Châu Á đã nhanh chóng đưa ra những gói ưu đãi tài chính để giúp các doanh nghiệp sớm phục hồi, tạo động lực để tăng trưởng trở lại sau khi hết dịch và cả trong tương lai.
Lượng du khách đến tham quan làng cổ Bukchon Hanok, Hàn Quốc sụt giảm mạnh
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nhiều giải pháp mạnh mẽ để giải cứu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid 19. Cụ thể, chính phủ nước này sẽ triển khai chương trình hỗ trợ vốn khẩn cấp quy mô tối đa 300 tỷ Won (254 triệu USD) cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không, vận tải biển, du lịch. Riêng các doanh nghiệp du lịch sẽ được Chính phủ chia nhỏ nhiều gói tín dụng. Cụ thể, sẽ có khoảng 50 tỷ Won (tương đương 42,3 tỷ USD) giúp doanh nghiệp vay vốn không cần bảo lãnh và mức lãi suất cho vay ưu đãi khoảng 1%. Bên cạnh đó, 3 tỷ Won (tương đương 2, 5 triệu USD) được dùng để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn đồng thời miễn giảm thuế tài sản cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.
Chính phủ đất nước Chùa Vàng cũng dành ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp như hạ lãi suất cho vay từ 1,25% xuống 1%, gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân từ tháng 3 đến tháng 6.
Quốc đảo Sư tử cũng chi khoảng 4 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19. Chính phủ Singapore dự kiến sẽ có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ 5 ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch, hàng không, bán lẻ, thực phẩm và dịch vụ vận tải. Trong đó, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giữ công nhân, quản lý chi phí lương thưởng. Ngoài ra, chính quyền Singapore cũng lên kế hoạch hoãn tăng thuế hàng hóa và dịch vụ. Trước đó, đảo quốc sư tử dự kiến tăng thuế hàng hóa và dịch vụ từ 7% lên 9% từ năm 2021 đến 2025.
Tại Việt Nam, mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án để giãn, hoãn thuế cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do virus corona gây ra. Đây là tín hiệu vui, hứa hẹn đem đến những điểm tựa vững chắc để doanh nghiệp Việt sớm phục hồi sau cơn bão Covid 19.
PV
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt