17:27 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hiệp hội Ngân hàng đề xuất 2 phương án xử lý nợ xấu

15:07 25/11/2021

(THPL) - Ngày 24/11, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tổ chức toạ đàm "Xử lý nợ xấu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14".

Tại toạ đàm, đại diện Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Nghị quyết 42 (NQ42) là Nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến ngày 15/8/2022, NQ42 sẽ hết hiệu lực thi hành.

"Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo NQ42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD/VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD", đại diện NHNN nhấn mạnh.

Theo tạp chí Nhà đầu tư, để tiếp tục nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, trên cơ sở ý kiến đề xuất của các TCTD, VAMC, NHNN đã đề xuất Chính phủ đề xuất Quốc hội về việc hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nhằm tiếp tục duy trì, phát triển các chính sách tại Nghị quyết 42 với 2 phương án.

Cụ thể, phương án 1 là đề xuất Chính phủ, Quốc hội xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD theo hướng kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại NQ42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung một số quy định thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc như: Quy định về việc thu giữ tài sản bảo đảm; có quy định loại trừ không áp dụng quy định về trường hợp xuất hiện tình tiết mới trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn; bổ sung quy định về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là tang vật của các vụ việc hành chính...

"Để đảm bảo tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành vào ngày 15/8/2022, Luật xử lý nợ xấu cần được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2022", đại diện NHNN đề xuất.

Hiệp hội Ngân hàng đề xuất 2 phương án xử lý nợ xấu. Ảnh minh họa

Phương án thứ 2 NHNN đề xuất là trong trường hợp Quốc hội không đồng ý việc xây dựng Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, để tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, đồng thời tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của các cơ chế về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42, NHNN đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục có hiệu lực của Nghị quyết 42 với thời hạn 3 năm. Trong thời gian đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của TCTD để đảm bảo tính ổn định của quy định pháp luật.

Theo Thời báo Tài chính VN, tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận cũng đã đưa ra những đánh giá chung về thực tế thực hiện Nghị quyết 42. Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của tổ chức tín dụng (VAMC) mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Việc này đã góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 là nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến ngày 15/8/2022, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng/VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu