HHV “Thiên lý mã” cho dặm đường xa
(THPL) - Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV) luôn nói rằng “Cổ phiếu HHV không phải là “Thánh Gióng” mà sẽ là “Thiên lý mã” cho những dặm đường xa”. Vậy “Thiên lý mã” của ông Hồ Minh Hoàng có gì?
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
» Tập đoàn Đèo Cả: Nơi con người trở thành chiến lược phát triển toàn diện
» Tập đoàn Đèo Cả ký kết hợp tác chiến lược
» Tập đoàn Đèo Cả thực hiện việc mở cửa phía Nam hầm Tuy An
Kiên định trong chiến lược tăng trưởng tập trung
Qua lịch sử phát triển 50 năm với các sản phẩm nổi bật mang lại giá trị thiết thực cho xã hội và khẳng định thương hiệu của công ty là chuỗi hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông, Hải Vân,… được HHV tham gia đầu tư, thi công, quản lý vận hành, không chỉ xoá bỏ các nút thắt giao thông qua các cung đường đèo hiểm trở, chuỗi hầm này còn là tiền đề cho sự kết nối thông suốt tuyến cao tốc Bắc - Nam đang dần thành hình.
HHV được định hướng phát triển tập trung trên nền tảng thế mạnh, năng lực chuyên sâu, cốt lõi là đầu tư - thi công - quản lý vận hành các công trình giao thông.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2023, ông Hồ Minh Hoàng đã chia sẻ “Nhiều lời khuyên bảo tôi cần phát triển đa ngành, đầu tư mạnh vào bất động sản hay cho rằng “cao thủ sẽ không bằng tranh thủ”, nhưng chúng tôi luôn tiếp tục kiên định với ngành giao thông, gắn bó với nghề phu đường để dẫn dắt hệ sinh thái Đèo Cả nói chung và HHV nói riêng”.
Với hệ thống quản trị minh bạch, năng lực tổ chức bài bản, vượt trội… HHV nhận diện được bối cảnh cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, đơn giá, định mức thấp, chưa sát với thực tế… sẻ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. HHV đã chủ động tối ưu hệ thống quản trị, đưa ra các biện pháp kiểm soát nội bộ chặt chẽ, minh bạch với 3 khâu kiểm soát: tiền kiểm - hậu kiểm - phúc kiểm để tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận.
Năm 2023, HHV ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 2.686 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 28% so với cùng kỳ và vượt 8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 362 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch.
Kết quả quý I/2024, HHV ước đạt doanh thu 669 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 109 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý I/2023.
Đội ngũ lãnh đạo được đào tạo bài bản, nguồn nhân lực có tính thực chiến cao
Chiến lược đào tạo xuyên suốt và độc đáo của Đèo Cả từ thử việc, học việc, giúp việc đến điều hành công việc. Tư duy, lãnh đạo công việc được sự truyền lửa nhưng luôn phản biện độc lập của Hội đồng Cố vấn “họ là các chính khách, chuyên gia trong các lãnh vực…” đã hình thành được một hệ thống nhân sự cấp cao không chỉ chuyên sâu về kiến thức mà còn giàu kinh nghiệm “thực chiến” trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đảm bảo cho lộ trình phát triển dài hạn của Tập đoàn Đèo Cả và HHV.
Bên cạnh đó, nhận định thực trạng nhân sự ngành GTVT hiện đang thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng thực hành, trong khi giai đoạn 2025-2035 dự kiến toàn ngành cần thêm ít nhất 10.000 nhân lực chất lượng cao, Đèo Cả đã chủ động chuẩn bị và hoạch định đào tạo nguồn nhân lực trước mắt phục vụ cho nhu cầu bùng nổ đầu tư công, lĩnh vực mới phát triển như đường sắt tốc độ cao - metro; tận dụng môi trường công trường đa dạng trải dài từ Bắc đến Nam làm nơi “thực chiến” đào tạo nâng cao năng lực cho công nhân, kỹ sư và nhà quản lý… luôn có các thế hệ kế thừa cho các vị trí then chốt .
Hé lộ bức tranh sáng trong triển vọng doanh nghiệp
Trong quá trình HHV triển khai chuỗi hầm xuyên núi tại miền Trung, các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật Nhà nước còn nhiều bất cập. Lãnh đạo HHV với quan điểm không chỉ đấu tranh gỡ khó cho riêng doanh nghiệp của mình mà còn vì cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Lần đầu tiên, phần vốn NSNN trong cơ cấu vốn đầu tư PPP đã được điều chỉnh tăng từ 50% lên tối đa đến 70%, triển khai áp dụng thí điểm tại Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội: Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ). Điều này khẳng định hướng đi chủ đạo của Tập đoàn Đèo Cả và HHV chuyên sâu đầu tư cho mô hình đầu tư đối tác công tư (PPP) hoàn toàn đúng đắn, thu hút sự quan tâm của các định chế tài chính sở hữu nguồn vốn rẻ phát triển hạ tầng giao thông theo phương thức PPP.
Ngày 28/3/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) đã ký kết thỏa thuận tài trợ vốn tín dụng trị giá khoảng 20.000 tỷ đồng trong giai doạn 2024-2027, tạo tiền đề thuận lợi cho HHV trong việc huy động nguồn vốn giá rẻ trong trung và dài hạn.
Kiên định đeo đuổi các mục tiêu, liên tục đấu tranh “đòi lại những gì thuộc về mình”, các cơ quan có thẩm quyền đã có các phản hồi tích cực, cụ thể: Nguồn vốn NSNN 1.180 tỷ đồng bị thu hồi nay đã được bố trí trả lại cho dự án Đèo Cả tại văn bản số 1738/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 (Quyết định của Thủ tướng Về việc giao, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025); Bộ GTVT đã có báo cáo gửi Chính phủ đề xuất trả lại 2.280 tỷ đồng bù đắp do không được thu phí tại trạm La Sơn - Tuý Loan tại văn bản số 2451/TTr-BGTVT ngày 08/3/2024; UBND tỉnh Lạng Sơn đã báo cáo Chính phủ bố trí 5.600 tỷ đồng từ vốn NSTW để đảm bảo phương án tài chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tại văn bản số 23/TTr-UBND ngày 06/3/2024.
“Thiên lý mã” với một khát vọng Việt Nam, quyết đấu với Doanh nghiệp nước ngoài
Dự kiến đến năm 2025, HHV đầu tư gần 400km đường cao tốc, với vai trò là Nhà đầu tư dẫn đầu tại dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn), là Nhà đầu tư đề xuất dự án Tân Phú - Bảo Lộc (ở Lâm Đồng), TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 2),… với tổng mức đầu tư gần 100.000 tỷ đồng.
Đảm đương những dự án khó nhằn như cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng đã được khởi công vào ngày 1/1/2024. Tiếp đến là cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tuyến kết nối cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh với tổng mức đầu tư hơn 11.300 tỷ đồng do tỉnh Lạng Sơn vừa mở thầu để lựa chọn nhà đầu tư PPP, chỉ có duy nhất Liên danh do Đèo Cả đứng đầu hội đủ tiêu chuẩn đã tham gia dự thầu hiện đang chờ kết quả…
Đèo Cả đã thi đấu sòng phẳng trên trường Quốc tế khi Liên danh Đèo Cả- IllSung (Hàn Quốc) đã vượt qua nhiều nhà thầu nước ngoài, trúng gói thầu quốc tế Hầm đường sắt Khe Nét. Ở một dự án quan trọng là cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long, Liên danh Đèo Cả - CII – Tasco do Tâp đoàn Đèo Cả đứng đầu đã vượt qua liên danh CHEC (Trung Quốc) – Coteccons để được Bộ GTVT lựa chọn là Nhà đầu tư nghiên cứu Đầu tư dự án mở rộng đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận với TMĐT hơn 35.000 tỷ đồng. Đây là minh chứng cho năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam không thua kém bất kỳ nước nào kể cả Trung Quốc được mệnh danh là cường quốc về công nghệ, kỹ thuật thi công các công trình giao thông, đặc biệt luôn giảm giá rất sâu các dự án tham gia.
Đây là con đường dài, các cột mốc mở ra cho “Thiên lý mã” HHV và Đèo Cả một chặng đường đua đòi hỏi về sức bền và sự dẻo dai...
Mai Anh
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt