Hành trình gian nan hồi sinh tranh dân gian Kim Hoàng
(THPL) - Phát triển khá mạnh từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, thế nhưng tranh Kim Hoàng bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không sản xuất nữa.
Tin liên quan
- Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Khơi dậy tinh thần hiếu học và tôn vinh giá trị truyền thống
Hội xe đạp phượt Hà Nội đã ra mắt tháng 1/2025
Hội báo Xuân Quảng Ninh 2025: Lan tỏa tinh thần văn hóa và đổi mới
Champagne cho tình yêu và lễ hội
Những điểm du lịch đẹp mê ly, khách thoải mái check-in dịp Tết Ất Tỵ
Thất truyền do lũ lụt
Vào khoảng thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, khi nhắc đến tranh Kim Hoàng, không ai không biết đến giá trị lịch sử cũng như một thời thịnh vượng của 1 dòng tranh nổi tiếng miền Bắc thời bấy giờ. Như một thói quen, nhất là vào mỗi dịp Tết đến, ai cũng tự tìm cho mình những bức tranh Kim Hoàng độc đáo để treo trong nhà. Cùng thời với Kim Hoàng thời bấy giờ còn có tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Tranh Kim Hoàng ban đầu được hướng đến với mục đích thờ cúng, chúc tụng. Màu đỏ của tranh Kim Hoàng được xem như mang đến sự may mắn, bình an trong mỗi dịp tết đến, sau này phát triển mạnh hướng đến giá trị văn hóa, thẩm mỹ, gắn liền với sinh hoạt, cuộc sống đời thường.
Thế nhưng do thiên tai vào năm 1915, khi làng mạc chìm trong biển nước bởi trận lụt lịch sử thì những ván in tranh theo đó mà biến mất. Cũng do thiên tai, mất mùa và đói kém mà dòng tranh này trở nên suy thoái và đến năm 1945 tranh Kim Hoàng đã hoàn toàn không còn được sản xuất.
So với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng lại chịu phần thua thiệt khi bây giờ, không còn một nghệ nhân nào được “chân truyền’” về làm tranh. Hiện nay chỉ còn vài tranh như “Đức Lưu Quang “,“Phúc Mãn Đường “, “Gà”, “Lợn” ( hai tranh này sau còn ván in lưu giữ ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam). Một số tranh khác in trong tài liệu xuất bản của người Pháp.
Ở tranh dân gian Kim Hoàng luôn có những điểm riêng biệt mà các dòng tranh khác không có. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời. Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. Ngoài ra tranh Kim Hoàng có một điểm đặc biệt là những câu thơ Hán tự được viết theo lỗi chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình tạo nên một chỉnh thể hài hòa, chặt chẽ cho tranh. Tranh Kim Hoàng không sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều hoặc giấy vàng tàu nên còn gọi là tranh Đỏ.
Khi sản xuất tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng in ra từ một bản khắc. Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
Đã hơn 70 năm, tính từ năm 1945 khi mà tranh dân gian Kim Hoàng đã không còn sản xuất, có lẽ dòng tranh này đã dần đi vào lãng quên. Đến khoảng đầu năm 2016, sự xuất hiện của tranh Kim Hoàng trong buổi tổ chức trưng bày (ngày 29/1/2016) với chuyên đề “Nét Xuân 2016 - Di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam “ tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ - 50 Đào Duy Từ, Hà Nội, khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tại buổi trưng bày có giới thiệu khoảng 200 tài liệu , hiện vật mộc bản, tranh vẽ tiêu biểu của các dòng tranh dân gian nổi tiếng Việt Nam trải dài theo chiều dài đất nước . Đặc biệt, trong trưng bày có giới thiệu về tranh Kim Hoàng và triển lãm một số bản khắc được phục chế theo mẫu của Bảo tàng Mỹ Thuật và tài liệu của Pháp.
Đặc biệt vào ngày 18/8/2016, trong buổi triển lãm trưng bày chuyên đề “12 dòng tranh dân gian tiêu biểu Việt Nam” tại Bảo tàng Hà Nội có sự góp mặt của "Dự án khôi phục dòng tranh Kim Hoàng". Đây được xem như một dấu mốc đáng nhớ của dòng tranh dân gian tiêu biểu Việt Nam nói chung cũng như dòng tranh dân gian Kim Hoàng nói riêng. Dự án coi như đánh dấu sự hồi sinh của một dòng tranh dân gian tưởng chừng như đã bị xóa sổ.
Một khởi đầu mới cho tranh dân gian Kim Hoàng
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội, cũng là chủ nhiệm dự án chia sẻ: “Từ tháng 10/2015, tôi cùng các thành viên của đã bắt đầu triển khai dự án. Mọi người lập dự án chỉ với một suy nghĩ trân trọng lưu giữ các di sản văn hóa xưa của người Việt, và cũng cùng nhau đi chung trên con đường đam mê tìm tòi cái đẹp. Ngoài ra, các thành viên của dự án còn mời thêm ban Cố vấn kỹ thuật & mỹ thuật gồm: Họa sỹ Trần Nguyên Đán, họa sỹ Nguyễn Đức Hòa, họa sỹ Vũ Đình Tuấn, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế (làng Đông Hồ) , Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả (làng Đông Hồ) , Nghệ nhân ưu tú Lê Đình Nghiên (Tranh Hàng Trống) , họa sỹ Nguyễn Đăng Giáp, họa sỹ Vũ Xuân Tình, họa sỹ Lê Hoà”.
Cũng chính từ những bước khởi đầu đó, dòng tranh dân gian Kim Hoàng cũng dần được hồi sinh một cách rõ rệt.
Tuy rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu, thế nhưng những thành viên của dự án đã gặp phải không ít khó khăn. Ván in gần như đã bị thất lạc hoàn toàn, nghệ nhân “chân truyền” không còn, những tư liệu ít ỏi còn lại là từ Viện bảo tàng, một số tranh khác in trong tài liệu xuất bản của người Pháp. Còn lại những thành viên trong dự án phải cùng nhau sưu tập, tìm tòi từ nhiều hướng khác nhau.
Dự án đã khôi phục lại khoảng 50 mẫu tranh cũ (tư liệu lấy trong quyển Imagerie populaire Vietnamienne - par Maurice Dururrand, 2011). 50 mẫu cũ của tranh Kim Hoàng còn tồn tại phần lớn là tranh sinh hoạt của con người, các tích truyện, chỉ có 4 mẫu là gà và lợn, được in trên nền cam đỏ đặc trưng, nét vẽ thanh mảnh, mộc mạc. Thường tô thêm 3 màu sắc, trắng tinh, xanh lá cây nhạt, màu hồng tím. Màu sắc nền tranh trong tư liệu là màu cam, nhưng là màu theo thời gian đã bị phai màu. Trong khi đó, Tranh Kim Hoàng còn gọi là tranh Đỏ, màu đỏ là màu tết và người dân hay mua vào dịp tết để treo cho may mắn, bình an. Như vậy có thể là màu đỏ - cam, nhưng có hàng ngàn sắc thái của màu đỏ hoặc màu cam. Vì vậy, dưới câu nói của một cụ già trong làng về "màu tranh giống như màu câu đối tết", Các thành viên của dự án đã tìm đến một cửa hàng viết câu đối, ở đối diện Quốc Tử Giám mua được màu đỏ cam ưng ý, lại nhờ tiếp họa sĩ Nguyễn Đức Hòa, pha trộn màu sắc ra 8 sắc thái đỏ cam. Nhân ngày hội làng, sau khi tham khảo ý kiến của 5 cụ trên 90 tuổi thì đều đồng ý về màu của tranh là màu đã mua ngoài cửa hàng. Về chất giấy, còn phải mỏng hơn giấy viết câu đối, có thể là giấy dó bóc 1. Có rất nhiều tư liệu về cách in tranh nhưng qua hỏi các cụ cao tuổi, trên 90 và một cụ bà 80 tuổi trong làng ngày xưa đã từng đi bán tranh thì cách in tranh là in ngửa, chỉ in nét và tô màu.
Bên cạnh việc khôi phục những mẫu tranh cũ, còn sẽ thiết kế những mẫu tranh dân gian hiện đại. Vào tháng 6 năm 2016 Họa sĩ Nguyễn Đức Hòa đã thiết kế 10 mẫu tranh dân gian Kim Hoàng trên hình ảnh được chạm khắc trên đình làng Kim Hoàng như: Đấu vật, Ông Thiện, Ông Ác, người bắn Cung, Rồng… Họa sĩ Trần Nguyên Đán thiết kế 10 mẫu tranh dân gian Kim Hoàng đề tài Thuyền - Hà Nội - Hội An.
Đặc biệt, tranh Kim Hoàng đã tham dự " Liên Hoan Ẩm Thực 2016/Food Festival 2016" do Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn chủ trì tổ chức vào ngày 12 tháng 12 năm 2016. Tại đây, tranh dân gian Kim Hoàng đã không chỉ chính thức quay trở lại với người Việt mà còn giới thiệu đến du khách quốc tế.
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, chủ nhiệm dự án khôi phục tranh Kim Hoàng chia sẻ thêm: “Đến nay, tranh dân gian Kim Hoàng đã dần có chỗ đứng trong lòng người Việt, họ đã biết đến Kim Hoàng với cái tên đầy đủ: Tranh dân gian Kim Hoàng”.
Dự án ban đầu đã đạt được những thành công nhất định, nhưng đó chỉ là bước khởi đầu, để đưa tranh Kim Hoàng thật sự quay trở lại còn là cả một quãng đường dài đầy chông gai.
Mong rằng dòng tranh dân gian Kim Hoàng sẽ nhanh chóng quay trở về thời thịnh vượng vốn có của nó.
Chúc cho những thành viên trong Dự án khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng mãi vững tin trên con đường lưu giữ các di sản văn hóa xưa của người Việt, và cũng như trên con đường đam mê tìm tòi cái đẹp của mình.
Quốc Huy
Tin khác
-
Sân bay Tân Sơn Nhất đón khoảng 150.000 lượt khách trong ngày 25 Tết
-
Bộ Công an hướng dẫn người dân tra cứu, nhận diện website lừa đảo
-
Bác sĩ Hoàng Thị Nga - Người kiến tạo nụ cười hoàn hảo, thay đổi cuộc sống
-
Chất lượng dịch vụ Cao Kim có tốt như lời đồn?
-
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Khơi dậy tinh thần hiếu học và tôn vinh giá trị truyền thống
-
Hội xe đạp phượt Hà Nội đã ra mắt tháng 1/2025
Thương mại song phương Việt Nam - Philippines đạt trên 8,6 tỷ USD
(THPL) - Năm 2024, thương mại song phương Việt Nam - Philippines đạt mức kỷ lục mới. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chính...24/01/2025 12:07:45Phiên chợ 'Tết xanh - Quà Việt' quy tụ gần 1000 sản phẩm OCOP
(THPL) - Phiên chợ “Tết xanh - Quà Việt” Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 23 - 26/1/2025, quy tụ gần 1.000 sản phẩm đạt tiêu chí xanh - sạch -...24/01/2025 10:23:52Giá vàng và ngoại tệ ngày 24/1: Nhẫn trơn và SJC biến động nhẹ, USD quanh mốc 108
(THPL) - Hôm nay 24/1, giá vàng 9999 của SJC tăng 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra. Giá vàng nhẫn trơn cũng được một số...24/01/2025 09:19:11Dự báo thời tiết ngày 24/1: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vài nơi
(THPL) - Hôm nay 24/1, Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng trời rét,...24/01/2025 07:14:13
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024