03:38 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xử phạt 125 triệu đồng 2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ

15:58 16/02/2023

(THPL) - Ngày 14/2/2023, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công dân ở huyện Nghi Xuân vì không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của Ban CHQS huyện.

 

Công dân hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân.Ảnh: Phan Châu

Theo Quyết định số 345/QĐ-XPHC ngày 14/2/2023 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về xử phạt hành chính đối với L.V.H. (SN 2003, ở xã Cương Gián) và Quyết định số 347/QĐ-XPHC ngày 14/2/2023 về xử phạt hành chính đối P.X.V. (SN 2004, ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân).

Hành vi vi phạm hành chính được xác định là: Ngày 7/2/2023, UBND huyện Nghi Xuân tổ chức lễ giao - nhận quân, nhưng các công dân L.V.H. và P.X.V. đã vắng mặt, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ số 70/LG-BCH ngày 6/1/2023 của Ban CHQS huyện Nghi Xuân.

Với hành vi vi phạm hành chính không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, mỗi công dân bị xử phạt số tiền 62,5 triệu đồng, buộc phải chấp hành và thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Quyết định xử phạt được căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9, Điều 1, Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, ngày 6/6/2022 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Năm 2023, tỉnh Hà Tĩnh được giao tuyển chọn, gọi 1.445 công dân lên đường làm nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân, trong đó 245 thanh niên tham gia nghĩa vụ công an nhân dân.Ảnh: Phan Châu

Quyền lợi khi tạm hoãn hoặc đã hoàn thành Nghĩa Vụ Quân Sự

+ Theo Điều 7 Nghị định 27/2016, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ sẽ có một số quyền lợi.

Thứ nhất, cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp bằng hai tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.

Thứ hai, được trợ cấp tạo việc làm bằng sáu tháng tiền lương cơ sở theo quy định tại thời điểm xuất ngũ.

Thứ ba, được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Ngoài ra, bộ đội xuất ngũ sẽ được một số chế độ, chính sách khác theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ cũng được đãi ngộ.

Cụ thể, trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục ĐH thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Được hỗ trợ đào tạo nghề khi xuất ngũ theo quy định tại Nghị định 61/2015 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 74/2019).

Đối với trường hợp trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ hiện nay sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ. Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở LĐ-TB&XH với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp sẽ giải quyết việc làm.

Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế, khi xuất ngũ được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ. Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật. Cơ quan BHXH địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng BHXH, chịu trách nhiệm thanh toán chế độ BHXH theo quy định hiện hành….

Tại Điều 31 Bộ luật Lao động có quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Cụ thể, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Phan châu – Trần Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu