Hà Tĩnh: Khai lễ đền thánh mẫu Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao
(THPL) - Nhân dịp 528 năm ngày giỗ Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, ngày 4/5/2024, tại đền thờ Ngô Thị Ngọc Dao, làng Tràng Cần xã Đức Thịnh - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Đức Thọ và Ban quản lý di tích đã tổ chức khai mạc lễ tế thánh mẫu Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (1420 - 1496) còn gọi là Quang thục Hoàng Thái hậu, mẹ đẻ vua Lê Thánh Tông. Bà là người có công với 3 vị hoàng đế triều Lê, đặc biệt là người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, nhân cách, công đức và sự nghiệp của Lê Thánh Tông, một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Tin liên quan
- Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
2 điểm đến khách Tây mê tít, chọn để “ăn Tết” Ất Tỵ, người Việt cũng không nên bỏ lỡ
TP.HCM: Lễ hội pháo hoa rực rỡ chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Lễ hội Gò Đống Đa: Điểm nhấn văn hóa truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
» Hà Tĩnh: Khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2020
» Hà Tĩnh: Khai hội Chùa Hương năm 2019
» Hà Tĩnh: Khai hội đua thuyền truyền thống phường Trung Lương
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành các cấp và đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng.
Di tích lịch sử văn hóa đền Làng Tràng Cần là ngôi đền duy nhất trên dải đất xứ Hoan châu Nghệ An cổ xưa, và nay là vùng Bắc Trung Bộ, nơi chính cung thờ thánh mẫu Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Được tọa lạc ven bờ sông Nhà Lê thuộc thôn Đồng Cần xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại ngôi đền đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bị tàn phá, nay chỉ còn lưu giữ được 2 ngôi nhà (Thượng điện. Hạ điện); đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1998.
Năm 2008, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, chính quyền nơi đây đã đầu tư xây dựng phục dựng thêm 1 căn nhà 3 gian làm nơi tiếp lễ cho dân chúng về soạn lễ hành hương thường niên….Còn trên nền móng cổ xưa, do các tác nhân thiên tai lũ lụt và chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại dấu tích đã được phục dựng ngôi miếu nhỏ làm nơi thờ tự, trưng bày các đồ vật dụng trang sức, vũ khí của Ngô Thị Ngọc Dao…
Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (1421 - 26 tháng 2, 1496), còn gọi là Quang Thục thái hậu, Quang Thục hoàng hậu hay Thái Tông Ngô hoàng hậu, là một phi tần của vua Lê Thái Tông, mẹ đẻ của Lê Thánh Tông, triều đại Nhà Hậu Lê.
Ngô Thái hậu là người đã hết lòng cùng con chăm lo sự nghiệp đế vương, là một trong những chỗ dựa tin cậy của Lê Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ rằng, chính bà là người đã không quản đường sá dặm dài, đón Lê Thánh Tông trở về từ cuộc tấn công vào đất Chiêm Thành, cuối năm 1470, đầu năm 1471.
Quang Thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao người làng Động Bàng huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa (nay là xã Định Hòa, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa ). Có nguồn cho rằng quê bà ở làng Thịnh Mỹ (làng Mía), nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cụ cao tổ là Ngô Rô, một dòng họ lớn thời Trần, cụ bà là Định Thị Quỳnh, được ban tước Khôi Á Quận chúa, Đại hoàng bà cung Bảo Từ. Cụ tằng tổ là Ngô Tây, được tặng Kiến Tường hầu, cụ bà là Đinh Thị Ngọc Luân, tặng Kiến Tường quận phu nhân. Ông nội bà là Ngô Kinh gia thần của Lê Khoáng và sau đó là Lê Lợi, mất trước khởi nghĩa Lam Sơn, sau được truy Thái Phó tước Hưng quốc công; cụ bà là Đinh Thị Mai được tặng Hưng Quốc phu nhân.
Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Lợi, giữ vai trò cung cấp quân lương trong những ngày đầu Khởi nghĩa Lam Sơn, khai quốc công thần nhà Hậu Lê. Sau được tặng Tuyên phủ sứ Thái từ Thiếu bảo Quan nội hầu, được tặng Chương Khánh công, gia tặng Ý Quốc công; mẹ bà là Đinh thị Ngọc Kế được tặng Ý Quốc thái phu nhân. Bà ngoại họ Trần, húy là Ngọc Huy, là hậu duệ của Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật.
Bà từ nhỏ mồ côi mẹ, được bà ngoại nuôi. Có lần gặp một người lạ nói rằng: "Cô bé này sẽ đáng làm mẫu nghi thiên hạ". Nói xong người ấy đi mất. Đó là điềm tốt. Chị ruột của Hoàng thái hậu là Ngọc Xuân được vào hầu Lê Thái Tổ là nơi vinh hiển, tiếng thơm lây sang từ đó.
Năm Thiệu Bình thứ 3 (1436) Ngô thị được 14 tuổi, con nhà lương thiện được tuyển vào cung. Lời nói thành giáo huấn, nết na hợp khuôn phép. Đối bậc trên đúng lễ độ, tiếp kẻ dưới có ân tình, được Lê Thái Tông rất mến yêu. Năm Đại Bảo thứ nhất (1440) bà được phong Tiệp Dư, ngự ở cung Khánh Phương. Tuy nhiên, theo văn bia mộ của bà, khi được sách phong làm Tiệp dư, theo lễ được phép ở hẳn tại cung Khánh Phương nhưng bà cho rằng cung này Lê Chiêu Nghi đang ở nên không nỡ chiếm lấy mà cố từ chối, khiến cho Thái Tông và cận thần rất nể phục.
Trước đây, Lê Thái Tông đã có 2 bà phi là Nguyên phi Lê Ngọc Dao, con gái của Đại tư đồ Lê Sát và Huệ phi Lê Nhật Lệ, con gái của Tư khấu Lê Ngân. Khi Lê Sát và Lê Ngân bị xử chết năm 1437, hai người bị phế. Lê Ngọc Dao xuống làm dân thường, còn Lê Nhật Lệ xuống làm Tu dung. Sau đó Thái Tông sủng ái bà Dương Thị Bí và sinh ra con trưởng là Lê Nghi Dân vào năm 1439.
Khoảng năm 1440,Thái Tông bắt đầu sủng ái Nguyễn thần Phi và lấy cớ Dương phi kiêu ngạo nên truất làm Chiêu nghi. Năm sau, một người con trai thứ hai là Lê Khắc Xương ra đời, nhưng mẹ là Bùi Quý Nhân không được yêu mến. Cùng năm đó Nguyễn Thị Anh sinh được Lê băng Cơ, liền truất Lê Nghi Dân, con của Dương chiêu nghi, khi ấy mới 2 tuổi, làm Lạng Sơn vương và lập Bang Cơ làm Thái tử kế nhiệm.
Năm Đại Bảo thứ 3 (1442), ngày 20 tháng 07 âm lịch, Ngô tiệp dư sinh hạ người con trai Lê Tư Thành. Ngô Tiệp dư mới sinh vài tháng thì Lê Thái Tông qua đời. Lê Nhân Tông lên ngôi, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Nguyễn Thần phi trở thành Hoàng Thái Hậu, vì Ngô Tiệp dư là mẹ của thân vương, nên đặc cách thăng Sung viên coi việc phụng thờ ở Thái Miếu. Ngoài Lê Tư Thành, văn bia cho biết bà còn sinh ra Thao quốc trưởng Công Chúa, công chúa thứ năm của Lê Thái Tông. Trong bản dịch khác của văn bia dịch phong hiệu của công chúa là Diệu quốc trưởng Công chúa.
Năm Diên Ninh thứ 6 (1459), vào tháng 10 âm lịch, mùa đông, Hoàng thái hậu và Nhân Tông Tuyên hoàng đế bị giết hại. Lê Tư Thành được cải phong làm Gia vương, Ngô sung viên vẫn sống bình yên cùng con trai trong cung.
Năm Quang Thuận thứ 1 (1460), các đại thần, Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Đăng, Nguyễn Đức Trung làm binh biến giết chết Lê Nghi Dân và đưa Gia vương lên ngôi, tức Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tôn mẹ làm Thánh mẫu Hoàng thái hậu, ở điện Thừa Hoa. Vua còn ra lệnh cho xây dựng Thuần Mậu đường ở xã Động Bàn để thờ tổ tiên bà. Bà thường về ở Đông triều ăn chay niệm phật thanh đạm, sáng suốt, khỏe mạnh sống lâu rất là vui vẻ, lấy kiệm cần mà răn dạy người đời, lấy nhân hậu mà nhắc nhủ vua.
Năm Hồng Đức thứ 4 (1473 ), khi nhà Vua về Lam Sơn đã ghé vào bái yết tổ tiên bên ngoại ở Thuần Mậu đường. Vua cất nhắc hai người cậu là Ngô Hễ và Ngô Lan làm chức Kiểm điểm.
Đại biểu và ban khánh tiết dâng hương và dâng chúc văn, thực hành tế lễ. Ảnh: Phan Xuân
Lễ hội diễn ra 3 ngày từ 24 đến 26 tháng 3 âm lịch thường niên với các nghi thức tế lễ, dâng hương hoa, mâm sơn trang và các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao, như: Thi bóng chuyền hơi, thi đấu cờ tướng, thi kéo co, đi cầu treo, giao lưu văn nghệ... Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tới dâng hương, vãn cảnh. Thông qua lễ hội nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tri ân tưởng nhớ công ơn tiền nhân hiển thánh khai quốc công thần có công với dân tộc,truyền thống " Uống nước nhớ nguồn" và niềm tự hào của quê hương với công đức, phẩm hạnh của Thánh mẫu Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Thánh mẫu Ngô Thị Ngọc Dao nơi đây.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Thánh mẫu Ngô Thị Ngọc Dao là một trong những chuỗi điểm du lịch văn hóa tâm linh kết nối với quần thể di tích lịch sử văn hóa Tiên sơn, Đền cả Chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm, Chùa đại Hùng và một số điểm di tích cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa khác trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh.
Thanh Huyền - Phan Công Xuân
Tin khác
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
-
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
-
Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
-
EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
-
Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
-
Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội sau chức vô địch ASEAN Cup 2024
Phó Thủ tướng tặng quà Tết hộ nghèo, công nhân khó khăn tại tỉnh Lạng Sơn
(THPL) - Sáng ngày 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã thăm, tặng quà hộ gia đình nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó...17/01/2025 21:13:12Bộ Y tế sẽ kiểm tra đột xuất việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025
(THPL) - Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đặc biệt là việc cấp cứu...17/01/2025 15:37:47VATA kiến nghị gỡ vướng cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải
(THPL) – Ngày 17/1, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cho biết vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề...17/01/2025 15:35:33Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
(THPL) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.17/01/2025 15:31:10
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024